'Choáng' với lãi suất thả nổi

Sự kiện: Kinh tế toàn cảnh

Mặc dù lãi suất ngân hàng đã giảm song thực tế, lãi suất khoản vay cũ mua bất động sản vẫn neo ở mức cao. Đặc biệt, khoản vay mới sau thời gian ưu đãi mức lãi suất thả nổi có thể lên tới hơn 12%/năm.

Từ đầu năm đến nay lãi suất cho vay đã giảm nhưng nhiều doanh nghiệp, người dân khổ sở trả lãi vay thả nổi theo thị trường khi hết thời gian ưu đãi. Điều này cũng khiến nhiều người có nhu cầu mua nhà không dám vay vì sợ "bẫy" lãi suất.

Lãi suất khoản vay cũ và mới bất động sản vẫn còn cao so với khả năng chi trả của nhiều người.

Lãi suất khoản vay cũ và mới bất động sản vẫn còn cao so với khả năng chi trả của nhiều người.

Anh Công Huy (ở Thanh Xuân, Hà Nội) đang vay ngân hàng hơn 2 tỷ đồng khi mua một căn liền kề tại Gia Lâm (Hà Nội). Hiện sau một năm hưởng lãi suất ưu đãi, anh Huy đang phải trả lãi trên 13%/năm tại một ngân hàng thương mại cổ phần. Mặc dù biết có chương trình vay ngân hàng khác lãi suất thấp hơn để trả nợ ngân hàng đang vay nhưng anh Huy cho biết lãi suất cũng chỉ ưu đãi trong năm đầu còn năm sau thả nổi theo thị trường trong khi khoản vay cũ bị phạt lãi trả trước.

Còn chị Châu An (ở Hoài Đức, Hà Nội) chia sẻ, cứ nghĩ ngân hàng đang "thừa tiền" và lãi suất huy động đã xuống dưới 6%/năm kỳ hạn 12 tháng nên lãi suất cho vay giảm theo. Thế nhưng, lãi suất cho vay chị được báo năm đầu khoảng 8,5%/năm nhưng năm sau lãi suất thả nổi cộng thêm biên độ 3 - 3,5%/năm.

"Lãi suất cho vay mua nhà vẫn quanh mức 12%/năm vẫn là quá cao trong bối cảnh kinh tế chưa thể phục hồi nhanh", chị An nói.

Doanh nghiệp bất động sản cũng trong tình cảnh khốn khổ vì lãi suất vay. Theo ông Nguyễn Anh Quê - Chủ tịch Tập đoàn G6, thị trường bất động sản đang gặp nhiều khó khăn. Để kích thích phục hồi, lãi suất cần giảm sâu hơn nữa.

Ông Quê cũng chia sẻ, khi tiếp cận các ngân hàng, nhóm ngân hàng Nhà nước lãi suất thấp hơn, nhưng cũng chỉ thấp hơn trong giai đoạn đầu tiên, còn giai đoạn sau vẫn thả nổi.

Đặc biệt, với các ngân hàng thương mại thì lãi suất cao luôn từ đầu. Lãi suất cho vay trung bình hiện nay đối với doanh nghiệp bất động sản xây dựng có uy tín, có quan hệ sẽ khoảng 11%/năm. Các cá nhân, tổ chức mà không có mối quan hệ thân thiết đang phải vay với lãi suất trên dưới 12%/năm.

Vị này cho rằng, muốn thị trường địa ốc hồi phục trở lại, lãi suất giai đoạn đầu thời kỳ vay cần giảm về khoảng 7,7 - 8,5%/năm và giai đoạn sau biên độ tầm 9-10,5%/năm.

Ông Nguyễn Văn Đính - Chủ tịch Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam - cho hay, lãi suất cho vay đã giảm nhưng vẫn ở ngưỡng cao đối với sức chịu đựng của doanh nghiệp. Áp lực lãi suất khiến sức khỏe các doanh nghiệp ngày càng suy giảm.

Chuyên gia kinh tế Cấn Văn Lực thông tin báo cáo về tín dụng cho đầu tư, kinh doanh bất động sản và cả nhà ở đến 6 tháng đầu năm Ngân hàng Nhà nước công bố tăng khoảng 4,7%, trong bối cảnh thu nhập suy giảm và lãi suất cao.

Hiện, mặt bằng lãi suất đang giảm nhưng còn cao và ngay cả tín dụng cho vay mua nhà để ở còn giảm so với năm ngoái.

Theo khảo sát, nhóm ngân hàng quốc doanh (Agribank, Vietcombank, Vietinbank và BIDV) đang có mức lãi suất cho vay bất động sản năm đầu từ 7-8,5%/năm. Lãi suất thả nổi tầm 10,5-12,5%/năm với các năm tiếp theo.

Một số ngân hàng thương mại cổ phần như TPBank, ACB, Eximbank, Techcombank, MB... với lãi suất phổ biến trong thời gian đầu từ 7,5-10%/năm. Lãi suất thả nổi từ năm thứ 2 được tính bằng lãi suất cơ sở cộng với biên độ 3-3,5%/năm.

Nguồn: [Link nguồn]

Lãi tiết kiệm tiếp tục được các ngân hàng điều chỉnh mạnh

Cuộc đua giảm lãi suất tiết kiệm vẫn chưa dừng lại khi từ đầu tháng 11 đến nay tiếp tục có nhiều nhà băng giảm lãi tiết kiệm. Theo đó, mức lãi tiết kiệm cao nhất từ...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Ngọc Mai ([Tên nguồn])
Kinh tế toàn cảnh Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN