Chính phủ đồng ý trình phương án giảm 2% thuế VAT

Sự kiện: Kinh tế toàn cảnh

Phó Thủ tướng Lê Minh Khái đồng ý về nguyên tắc Bộ Tài chính báo cáo Chính phủ để trình Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, cho phép xây dựng, ban hành Nghị quyết của Quốc hội về giảm thuế giá trị gia tăng (VAT) theo trình tự, thủ tục rút gọn.

Đó là thông tin được Văn phòng Chính phủ nêu ra tại công văn ngày 17/4, gửi Bộ trưởng Tài chính về phương án miễn, giảm thuế, phí, lệ phí năm 2023.

Theo đó, Phó Thủ tướng Lê Minh Khái đồng ý về nguyên tắc Bộ Tài chính báo cáo Chính phủ để trình Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, cho phép xây dựng, ban hành Nghị quyết của Quốc hội về giảm thuế giá trị gia tăng theo trình tự, thủ tục rút gọn.

Phó Thủ tướng giao Bộ Tài chính khẩn trương phối hợp với Bộ Tư pháp và bộ, cơ quan liên quan xây dựng hồ sơ dự án Nghị quyết để trình cấp có thẩm quyền đảm bảo đúng quy trình, trình tự, thủ tục. Trong đó, nêu rõ căn cứ, cơ sở, sự cần thiết để đề xuất xây dựng, ban hành dự thảo Nghị quyết theo trình tự, thủ tục rút gọn, báo cáo Chính phủ trước ngày 25/4.

Chính phủ đồng ý Bộ Tài chính trình phương án giảm 2% thuế VAT (ảnh minh họa: ST).

Chính phủ đồng ý Bộ Tài chính trình phương án giảm 2% thuế VAT (ảnh minh họa: ST).

Bộ Tài chính chủ động thực hiện việc xây dựng văn bản quy định về giảm các khoản thu phí, lệ phí theo đúng quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (bao gồm cả việc báo cáo Thủ tướng Chính phủ quyết định việc áp dụng trình tự, thủ tục rút gọn đối với thông tư của Bộ Tài chính).

Trước đó, Bộ Tài chính đề xuất, năm 2023, giảm 2% mức thuế suất thuế VAT với tất cả các hàng hóa, dịch vụ thuộc đối tượng áp dụng thuế suất 10% (còn 8%); giảm 20% mức tỷ lệ % để tính VAT đối với cơ sở kinh doanh (bao gồm cả hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh) khi thực hiện xuất hóa đơn đối với tất cả các hàng hóa, dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế GTGT 10%.

Bộ Tài chính đề xuất giảm mức thu khoảng 35 khoản phí, lệ phí với thời gian áp dụng từ ngày 1/7 đến hết ngày 31/12/2023.

Nguồn: [Link nguồn]

Kiệt quệ vì bị ''giam'' tiền thuế VAT

Không chỉ lao đao vì thiếu đơn hàng, thiếu vốn sản xuất…, không ít doanh nghiệp (DN) còn khốn đốn, kiệt quệ vì chậm được hoàn thuế giá trị gia tăng (VAT).

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Quỳnh Nga ([Tên nguồn])
Kinh tế toàn cảnh Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN