Căn hộ giá dưới 25 triệu đồng/m2 biến mất khỏi thị trường

Theo báo cáo của Bộ Xây dựng, trong 18 tháng qua, cả nước chỉ ghi nhận thêm khoảng 36.000 căn hộ thương mại xây mới, giá liên tục tăng, nguồn cung khan hiếm. Căn hộ dưới 25 triệu đồng/m2 biến mất khỏi thị trường.

Theo báo cáo đánh giá toàn diện thị trường bất động sản (BĐS) năm 2021 và 6 tháng đầu năm 2022 của Bộ Xây dựng, nguồn cung nhà ở thương mại trên cả nước đang liên tục sụt giảm.

Cụ thể, trong năm 2021 có 172 dự án nhà ở thương mại, quy mô 24.027 căn hộ được hoàn thành trên cả nước, bằng 60% số dự án, 42% số căn hộ hoàn thành trong năm 2020. Trong khi đó, tổng số nhà ở thương mại hoàn thành trong 6 tháng đầu năm 2022 đạt khoảng 12.000 căn

Đáng chú ý, nửa đầu năm 2022, lượng giao dịch chung cư, nhà ở riêng lẻ trên cả nước ghi nhận đạt khoảng 50.000 giao dịch, trong khi đất nền đạt 200.000 giao dịch, gần gấp đôi năm 2021.

Báo cáo của Bộ Xây dựng cho thấy, 6 tháng đầu năm 2022, giá căn hộ chung cư, nhà ở riêng lẻ, đất nền vẫn tăng so với thời điểm cuối năm 2021. Hiện nay, các dự án nhà ở thương mại tại khu vực trung tâm của các đô thị không có căn hộ với mức giá dưới 25 triệu đồng/m2. Tại TP. Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh đã xuất hiện những dự án có giá bán rất cao, từ 100 triệu đến vài trăm triệu đồng/m2 nhà ở.

Ở Hà Nội, căn hộ có mức giá này chỉ có tại một số ít các dự án tại khu vực xa trung tâm như các quận, huyện Nam Từ Liêm, Long Biên, Hoàng Mai, Thanh Trì và Đông Anh, giá căn hộ thấp nhất cũng 26 triệu đồng/m2.

Nhà ở thương mại dưới 25 triệu đồng/m2 biến mất khỏi thị trường những năm gần đây.

Nhà ở thương mại dưới 25 triệu đồng/m2 biến mất khỏi thị trường những năm gần đây.

Tại TP. Hồ Chí Minh , thậm chí còn hiếm dự án có giá dưới 30 triệu đồng/m2. Căn hộ chung cư trung cấp (có mức giá khoảng 30 triệu đồng/m2 đến dưới 50 triệu đồng/m2) hiện đang là sản phẩm chủ đạo trên thị trường.

Từ thực tế trên, Bộ Xây dựng đề xuất khẩn trương nghiên cứu, hoàn thiện hệ thống pháp luật liên quan đến lĩnh vực BĐS để đảm bảo đồng bộ, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, tạo khung pháp lý, điều kiện để thị trường phát triển ổn định, lành mạnh, bền vững.

Rà soát, bổ sung quy hoạch, bố trí đủ quỹ đất để phát triển nhà ở xã hội, nhà ở cho công nhân theo đúng quy định. Thúc đẩy cải tạo chung cư cũ.

Đồng thời, kiểm soát chặt chẽ phát hành trái phiếu doanh nghiệp bất động sản (nhất là trái phiếu riêng lẻ), hoạt động huy động vốn của các doanh nghiệp bất động sản trên thị trường chứng khoán.

Bên cạnh đó, nghiên cứu, đề xuất các quy định về thuế đối với BĐS, hoạt động giao dịch, kinh doanh BĐS.

Theo ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP.HCM (HoREA), biểu hiện qua chỉ số giá nhà ở của Việt Nam cao gấp hơn 20 lần so với thu nhập trung bình của xã hội làm cho nhiều hộ gia đình và cá nhân khó tạo lập được nhà ở (so với các nước công nghiệp phát triển thì chỉ số giá nhà chỉ cao gấp 6 – 7 lần thu nhập).

Tình trạng lệch pha cung cầu thể hiện rõ nét trong hai năm gần đây, khi loại nhà ở giá bình dân chỉ chiếm 1% trong năm 2020 và biến mất trong năm 2021 (0%), trong lúc nhà ở cao cấp chiếm đến 74%, dẫn đến nguồn thu ngân sách nhà nước từ đất đai và thị trường bất động sản chưa tương xứng với tiềm năng.

Hiệp hội Bất động sản TP HCM cho rằng, để kéo giảm giá nhà ở trên thị trường bất động sản thì phải có giải pháp hiệu quả làm tăng nguồn cung nhà ở. Muốn vậy, trước hết phải tháo gỡ một số vướng mắc, bất cập của một số quy định pháp luật làm tăng nguồn cung dự án, đáp ứng nhu cầu nhà ở từ bình dân đến cao cấp cho mọi tầng lớp dân cư trong xã hội…

Nguồn: [Link nguồn]

Mất gần 1.900 tỷ đồng trong nửa tháng, đại gia 53 tuổi người Nam Định còn bao nhiêu tiền?

Chỉ trong quãng thời gian nửa đầu tháng 7, khối tài sản của đại gia 53 tuổi người Nam Định này đã bị “bốc hơi” tới gần 1.900 tỷ đồng cùng đà lao dốc của cổ phiếu...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Ngọc Mai ([Tên nguồn])
Thị trường bất động sản Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN