Chỉ nuôi gà và lợn, vợ chồng 8x có bí quyết gì mà đút túi tới 400 triệu/năm?

Sự kiện: Kinh tế toàn cảnh

Với mô hình trang trại nuôi gà và lợn đen bản địa rộng 3 ha tại Bắc Kạn, vợ chồng chị Vi Thị Kim Nụ (SN 1986) đã trở thành người đi đầu khôi phục lại những vật nuôi tiềm năng của địa phương, lợi nhuận thu về hàng trăm triệu đồng mỗi năm.

Vợ chồng anh Phan Văn Tuân và chị Vi Thị Kim Nụ, trú ở xã Trần Phú, huyện Na Rì, Bắc Kạn, trước đây từng kinh doanh vận tải xây dựng, công việc diễn ra đều đặn và cho thu nhập khá.

Tuy nhiên, ước mơ làm giàu trên mảnh đất quê hương thôi thúc anh chị chuyển hướng khởi nghiệp. Với số vốn 400 triệu đồng, anh chị đã thuê 3 ha đất làm trang trại, bắt tay vào chăn nuôi gà ta thả đồi và lợn đen bản địa

Năm 2017 trại chăn nuôi của gia đình chị Nụ được hình thành ở thôn Khuổi A, cách trung tâm xã Trần Phú 1km đường đồi dốc. Lứa gà đầu tiên, sau khi trừ các loại chi phí, anh chị lãi được hơn 100 triệu đồng.

Từ nuôi gà thịt, gia đình chị Nụ còn sản xuất gà giống cung cấp cho các hộ lân cận.

Từ nuôi gà thịt, gia đình chị Nụ còn sản xuất gà giống cung cấp cho các hộ lân cận.

Theo chị Nụ, gà nhà chị được nuôi theo hình thức thả vườn nên 5-6 tháng mới xuất bán một lứa. Thức ăn chủ yếu là bột ngô, thân chuối nên chất lượng thịt gà rất thơm ngon được người tiêu dùng ưa chuộng. Gà nuôi đến đâu bán hết đến đấy, vợ chồng chị Nụ lại tiếp tục nuôi gối. Trung bình mỗi lứa từ 500-1000 con gà, bình quân mỗi năm cho thu nhập 200 triệu đồng.

"Bước đầu còn bỡ ngỡ chưa nắm rõ về cách chăn nuôi nhưng may mắn dự án khởi nghiệp của tôi được chương trình VTC16 tài trợ và dưới sự hướng dẫn của các chuyên gia kỹ thuật chăn nuôi, vợ chồng tôi đã áp dụng thành công…", chị Nụ cho biết.

Áp dụng khoa học kỹ thuật, chọn giống, chọn thức ăn từ đơn vị cơ sở uy tín nên gà phát triển khỏe mạnh, vợ chồng chị đặc biệt chú trọng vấn đề phòng chống dịch bệnh cho vật nuôi. Bởi vậy, cửa ngõ vào trang trại được quản lý rất nghiêm ngặt, người lạ không thể tự ý xâm nhập vào khu chăn nuôi nhằm tránh bị dịch bệnh lây lan.

Cuối năm 2018, sản phẩm gà thả đồi nhà chị Nụ được chứng nhận OCOP 3 sao. Sản phẩm không chỉ cung cấp trong thị trường huyện Na Rì mà còn vươn đi các tỉnh bạn. Đến năm 2019, gia đình chị có thể tự sản xuất gà giống, người dân trong vùng truyền tai nhau tìm đến mua.

Song song với nuôi gà, nhận thấy giống lợn đen bản địa của Bắc Kạn trước đây được nuôi phổ biến nhưng ngày càng mai một, chị Nụ quyết định bàn với chồng nuôi và nhân giống với hơn 100 con lợn thịt và 70 con lợn giống.

Mô hình nuôi lợn đen bản địa nhà chị Nụ nổi tiếng nhất vùng với hơn 100 con lợn thịt và 70 con lợn giống.

Mô hình nuôi lợn đen bản địa nhà chị Nụ nổi tiếng nhất vùng với hơn 100 con lợn thịt và 70 con lợn giống.

Nhằm bảo tồn nguồn gen lợn đen bản địa, vợ chồng chị Nụ quyết định đưa quy mô giống lợn đen bản địa làm thành sản phẩm chính của địa phương cũng như mở rộng vùng chăn nuôi ra để cung cấp cho thị trường.

"Lợn đen bản địa nuôi khoảng 7-8 tháng là có thể xuất chuồng. Gia đình tôi chăn nuôi theo phương thức cổ truyền cho lợn ăn rau cỏ tự nhiên như chuối, rau lang, rau muống, cám ngô, tiết kiệm chi phí mà lại hiệu quả”, chị Nụ nói.

Ước tính mỗi con lợn tiêu thụ lượng thức ăn có giá trị từ 7-10.000 đồng/ngày nhưng giá thành lại cao hơn và dễ bán hơn một số lợn lai trắng đang được phổ biến khắp đất nước. Thời gian tới, chị dự tính sẽ áp dụng chế biến thức ăn kết hợp với một số cây thảo dược có sẵn tại địa phương để thành lợn thảo dược, nâng cao chất lượng và giá thành lợn xuất chuồng.

Lợn đen bản địa có trọng lượng nhỏ nhưng thịt ngon và chắc, được nhiều người ưa chuộng.

Lợn đen bản địa có trọng lượng nhỏ nhưng thịt ngon và chắc, được nhiều người ưa chuộng.

Lợn đen là một trong những giống lợn có sức đề kháng tốt, không kén thức ăn, dễ nuôi, thích nghi với những nơi rộng rãi, thoáng mát. Đặc biệt lợn đen có thịt chắc, thơm ngon, thịt mỡ và bì ăn giòn, không bị ngấy nên được nhiều người ưa chuộng và bán được giá cao hơn so với thịt lợn trắng.

Chị Nụ cho biết thêm, bình thường giá lợn hơi dao động từ 120-140 nghìn/kg nhưng ở thời điểm lễ tết có thể lên 200 nghìn đồng/kg. Sau khi trừ các chi phí, đem lại cho gia đình nguồn thu từ 150-200 triệu đồng mỗi năm.

Sở hữu trang trại chăn nuôi trên khu đất rộng 3 ha với quy trình kỹ thuật đảm bảo cho việc chăn nuôi hàng trăm con lợn đen bản địa và hàng ngàn con gà giống cung cấp cho nông dân, đến nay, mỗi năm thu nhập của vợ chồng chị Nụ dự tính đạt từ 300-400 triệu đồng.

Ngoài cung cấp lợn thịt, gia đình chị Nụ còn cung cấp lợn con giống cho các hộ dân xung quanh.

Ngoài cung cấp lợn thịt, gia đình chị Nụ còn cung cấp lợn con giống cho các hộ dân xung quanh.

Thực hiện dự án chăn nuôi liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị sản phẩm, thời gian tới, vợ chồng chị Nụ sẽ tiến hành mở rộng quy mô để tăng đàn lợn nái lên đến 100 con.

Ngoài ra, chị Nụ sẽ tiếp tục liên kết với một số gia đình trong xã, huyện cung cấp con giống đảm bảo, đồng thời truyền đạt khoa học kỹ thuật, tư vấn giúp đỡ cho bà con trong quá trình chăn nuôi để cùng nhau phát triển kinh tế, vươn lên làm giàu.

Nguồn: [Link nguồn]

Nuôi gà ”khệnh khạng” có tiền xây nhà to, cho 2 con du học

Nhờ nuôi đàn gà có bước đi "khệnh khạng" vì cặp chân voi-gà Đông Tảo mà chị Nguyễn Thị Cúc, thôn Bùi Bồng,...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Hương Ly ([Tên nguồn])
Kinh tế toàn cảnh Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN