Thấy gì từ cơn biến động kịch tính giá vàng?

Sự kiện: Giá vàng

Trong những ngày gần đây, giá vàng liên tục biến động mạnh. Có thời điểm giá vàng trong nước lên ngưỡng khoảng 44,6 triệu đồng/lượng, cao nhất trong 7 năm. Sau đó lại rớt xuống ngưỡng khoảng 43,5 triệu đồng/lượng ở chiều bán ra.

Ông Trần Thanh Hải, Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Đầu tư và Kinh doanh vàng Việt Nam (VGB) cho rằng, dù vàng đang bước vào xu thế tăng, nhưng sẽ không cao đến mức 1.920 USD như đã từng xảy ra vào năm 2011, và cũng không xuống quá thấp ở mức 1.100 USD như cách đây hơn 1 năm.

Ông Trần Thanh Hải, Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Đầu tư và Kinh doanh vàng Việt Nam (VGB).

Ông Trần Thanh Hải, Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Đầu tư và Kinh doanh vàng Việt Nam (VGB).

Phóng viên: Giá vàng dường như đang có những biến động khá kỳ lạ trong khi thị trường khá êm ả, mua bán cầm chừng?

Ông Trần Thanh Hải: Thực ra, vàng đã lên giá từ cuối năm 2019. Có nhiều yếu tố tác động đến điều này. Ví dụ, các chỉ số chứng khoán của Mỹ tăng mạnh. Và vì điều này, giới đầu tư tài chính đã tính đến kịch bản điều chỉnh giảm từ thị trường vốn là chứng khoán sang thị trường tài chính là vàng và tiền tệ. Vậy là họ đánh giá vàng lên.

Tuy nhiên, kịch bản này chưa tính đến yếu tố thay đổi địa chính trị. Ngay đầu năm mới 2020, Mỹ không kích giết chết tướng Iran.

Với 2 yếu tố địa chính trị kết hợp với thị trường chứng khoán Mỹ tăng mạnh đã khiến giới đầu tư tài chính trở nên nhạy cảm với những rủi ro đã đẩy giá vàng tăng cao. Như ngày 6-1-2020, giá vàng tiệm cận mốc 1.570 USD/ounce, mức cao nhất trong vòng hơn 6 năm qua.

Như vậy có thể hiểu, hiện các vấn đề địa chính trị đang ảnh hưởng lớn đến giá vàng?

+ Các vấn đề địa chính trị như đã nói trên hiện đều dính dáng đến chính quyền Mỹ, cường quốc chi phối cả nên kinh tế lẫn quân sự trên thế giới. Mà vàng là thị trường tài chính gắn chặt với đồng USD, bất cứ điều gì liên quan đến đồng bạc xanh sẽ khiến cho giá vàng tăng hoặc giảm.

Chẳng hạn, đồng tiền chủ chốt thế giới mất giá thì tài sản quan trọng nhất trên toàn thế giới để cất giữ chính là vàng. Điều đó sẽ đẩy vàng tăng giá.

Vậy thương chiến Mỹ - Trung sẽ tiếp tục ảnh hưởng đến giá vàng ra sao khi cường quốc này đang có dấu hiệu lạc quan về các thỏa thuận thương mại cho việc đình chiến?

+ Thương chiến Mỹ - Trung làm cho giá vàng tăng, nhưng cũng có lúc đảo chiều giá vàng theo hướng giảm. Nếu vào tháng 10-2019, khi cuộc thương chiến này đẩy lên ở mức cao, giá vàng tăng. Nhưng cũng cần thấy rằng, khi 2 bên có thông bảo thỏa thuận thương mại từng phần vào cuối năm 2019 và sẽ được ký vào ngày 15-1-2020 đến đây, giá vàng có lúc giảm.

Như vậy, thương chiến Mỹ - Trung cũng là yếu tố dài hơi ảnh hưởng đến giá vàng. Khi 2 cường quốc không giải quyết được các vấn đề thương mại, giá vàng tăng, và giá vàng giảm khi những thỏa thuận thương mại được giải quyết.

Nhìn về thị trường vàng Việt Nam, ông nhận định thế nào khi trước đây giai đoạn giá vàng thế giới tăng thì Việt Nam tăng chậm, nhưng giờ giá vàng thế giới tăng biên độ đều và ổn định, thì giá vàng Việt Nam lại đột biến?

+ Ngày 6-1, giá vàng Việt Nam không chỉ tăng mà còn cao hơn giá vàng thế giới sau quy đổi đến vài trăm ngàn đồng/lượng. Có 2 lý do để giải thích điều này.

Thứ nhất, lý do cơ bản là mấy năm trước giá vàng thế giới vẫn tăng nhưng không nhiều. Riêng ngày 6-1 giá vàng đạt đỉnh trong vòng 6 năm qua. Và với thời gian kéo dài, mà giá vàng thế giới đột nhiên vượt mức trần đã tạo ra tâm lý đồn đoán giá đang trong cơn sóng ngắn.

Thứ 2 vào thời điểm cuối năm, chuyển sang đầu năm và gần sát với Tết âm lịch thì các cơ sở kinh doanh vàng bắt đầu cân đối lại các tài sản gồm tiền mặt, vàng và ngoại tệ.

Đồng thời thời điểm cuối năm thường tăng nhu cầu mua sắm nữ trang, cộng với xu hướng vàng thế giới tăng khiến cộng hưởng làm giá vàng trong nước bắt nhịp giá vàng thế giới và tạo ra một cú sốc lớn trên thị trường vàng.

Trong những ngày gần đây, giá vàng liên tục biến động mạnh. 

Trong những ngày gần đây, giá vàng liên tục biến động mạnh. 

Biên độ giữa giá mua và giá bán chênh nhau khá lớn, có thời điểm lên đến hơn 300 ngàn đồng/lượng, có nghĩa là toàn bộ rủi ro đang nằm ở phía khách hàng, vậy ông đánh giá thế nào về biên độ mua và bán lớn đến như vậy?

+ Hiện nay, nếu biên độ bình quân của giá vàng trong nước dao động trên dưới 300 ngàn đồng là hợp lý, do chi phí giá vàng khá lớn. Vì sau khi Nghị định 24 có hiệu lực vào năm 2012, chúng ta giới hạn các điểm kinh doanh vàng miếng SJC từ 12.000 xuống còn 2.000 điểm.

Đồng thời, trong năm 2019, Chính phủ vừa ban hành nghị định điều chỉnh về xử phạt vi phạm hành chính trong kinh doanh vàng và ngoại tệ tại điểm đổi mua bán không giấy phép với mức phạt rất cao.

Chính vì điều này đã làm cho giao dịch vàng miếng và ngoại tệ trở nên đắt đỏ hơn với biên độ giãn cách khá lớn từ 300-400 ngàn đồng so với cách đây 5-10 năm, chỉ là 100-200 ngàn đồng.

Điều này còn nói lên, dù giá vàng thế giới tăng sốc trong vòng 10 ngày trở lại đây, nhưng biên độ mua bán giá vàng trong nước vẫn theo sát giá vàng thế giới và khoảng cách mua bán vẫn giữ 300-400 ngàn, thì chứng tỏ rằng, xu thế vàng tăng đang là ổn định.

Chứ nếu nói như dân chơi vàng, mà nếu giá vàng tăng “hỗn” thì mức chênh phải trên 500 ngàn đồng là ít nhất, như đã từng xảy ra vào đầu tháng 7-2016, biên độ chênh lúc đó lên đến 1 triệu đồng.

Với vai trò là chuyên gia trong lĩnh vực vàng, theo ông, người cầm vàng nên mua hay bán… trong thời điểm hiện nay?

+ Khi ra các quyết định đầu tư trong thời điểm này cần đặt trong bối cảnh của năm 2020. Đó là cần theo dõi tình hình chính trường Mỹ, cũng như biến đổi của đồng USD vì nó có ảnh hưởng trực tiếp và toàn diện với giá vàng thế giới.

Mặc khác, cũng cần theo dõi những xung đột địa chính trị trên thế giới. Nhưng góc nhìn của tôi thì trong năm 2020, năm bầu cử tổng thống Mỹ thì dù có những xung đột địa chính trị thế giới nhưng sẽ khó có xung đột một cách toàn diện.

Nhìn chung dư địa vàng có khả năng tăng nếu như xảy ra cuộc xung đột nhỏ lẻ, thì giá vàng tăng lên ở mức 100-150 USD đẩy giá vàng tiệm cận ở mức 1.700 USD.  Đến lúc đó giá vàng trong nước có thể tiệm cận 48-49 triệu đồng/lượng.

Với những người có tài sản dư giả thì từ đây đến tháng 11-2020, có khả năng đón những đợt sóng ngắn và có thể kiếm lợi từ 1-3 triệu đồng/lượng, còn kiếm nhiều hơn thì tôi nghĩ rằng, khó có mức lời cao hơn.

Nhưng nếu cuộc xung đột địa chính trị được giải quyết ổn thỏa hay vấn đề Mỹ - Trung theo hướng win – win, rồi kinh tế tài chính quốc tế không có nhiều biến động lớn thì giá vàng có khả năng đảo chiều.

Như vậy, người nào đầu cơ vàng mang tính cách dài hạn hãy cẩn trọng.

Ngân hàng Goldman Sachs, và ngân hàng UBS (Thụy Sỹ) cùng đưa ra nhận định là giá vàng sẽ tăng 1.600 USD trong năm 2020, vậy theo ông, mức này có hợp lý?

+ Tôi nghĩ, giá vàng tiệm cận 1.600 USD là dự báo hết sức khiêm tốn. Đến ngày 6-1 giá vàng đã lên 1.570 USD thì với 30 USD còn lại chỉ ngủ một đêm sẽ vượt.

Tôi dự báo giá vàng sẽ tiệm cận cao hơn 1.600 USD. Vì nếu giả sử cuộc xung đột có kiểm soát giữa Mỹ và Iran xảy ra, thì tôi nghĩ giá vàng sẽ bỏ xa 1.600 USD trong tương lai gần.

Còn tiệm cận 2.000 USD là khó, vì cần nhớ rằng, trong thời điểm cao trào của 3 gói định lượng của Mỹ tung ra từ sau cuộc khủng hoảng tín dụng vào năm 2007-2008, giá vàng lên cao nhất vào năm 2011 cũng chỉ ở mức 1.924 USD.

Do vậy có thể nói mức cản lịch sử là mức 1.924 USD, còn mức vượt 1.600 hay 1.700 USD đã vượt rồi vào trước năm 2013. Tôi nghĩ đánh giá của 2 ngân hàng đó thì với mức 1.600 USD, giá vàng dễ dàng vượt qua, 

Nguồn: [Link nguồn]

Giá vàng SJC đảo chiều, tăng mạnh trở lại

Giá vàng SJC hồi phục mạnh vào ngày cuối tuần lên vùng 43,65 triệu đồng/lượng, sau khi rớt cả triệu đồng/lượng.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Phương Minh – Quang Huy ([Tên nguồn])
Giá vàng Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN