Các "ông lớn" đồng loạt tăng giá thức ăn chăn nuôi: Nông dân "oằn" mình chống đỡ

Sự kiện: Kinh tế toàn cảnh

Trong khi giá lợn hơi và thịt gia cầm đang có xu hướng giảm, cuối tháng 4 đầu tháng 5 tới nay, hàng loạt các "ông lớn" cung ứng thức ăn chăn nuôi như C.P, Cargill, ADM, Vina, BB Sun Việt Nam, ABC Việt Nam…đã có thông báo chính thức gửi đại lý và khách hàng về việc tăng giá bán thức ăn chăn nuôi.

Hàng loạt "ông lớn" đồng loạt tăng giá thức ăn chăn nuôi

Từ cuối tháng 4, đầu tháng 5 đến nay, hàng loạt các "ông lớn" cung ứng thức ăn chăn nuôi như C.P, Cargill, ADM, Vina, BB Sun Việt Nam, ABC Việt Nam… đã có thông báo chính thức gửi đại lý và khách hàng về việc tăng giá bán thức ăn chăn nuôi.

Cụ thể, từ ngày 10/5 công ty Vina miền Bắc (nhà máy Hải Dương và Hà Nam) đã đưa ra thông báo tăng giá đối với tất cả các sản phẩm của thương hiệu VINA. Trong đó, sản phẩm 100S tăng thêm 3.000 đồng/kg; các sản phẩm còn lại (bao gồm cả cám cá) giá tăng 300 đồng/kg.

Công ty Vina miền Bắc (nhà máy Hải Dương và Hà Nam) đã đưa ra thông báo tăng giá đối với tất cả các sản phẩm của thương hiệu VINA.

Công ty Vina miền Bắc (nhà máy Hải Dương và Hà Nam) đã đưa ra thông báo tăng giá đối với tất cả các sản phẩm của thương hiệu VINA.

Đối với sản phẩm thức ăn gia súc, gia cầm thương hiệu PRESENCE, COFNA và EVIALIS Công ty TNHH Guyomarc'h-VCN cũng đồng loạt thông báo tăng giá từ 300-400 đồng/kg từ ngày 7/5.

Trong thông báo, đại diện doanh nghiệp này còn bày tỏ: “Công ty luôn ý thức được là trong bối cảnh giá nguyên liệu ngày càng tăng cao nhưng giá sản phẩm chăn nuôi không ổn định sẽ sẽ có nhiều khó khăn đối với Quý khách hàng và Công ty. Nhưng trước mục tiêu phát triển lâu dài và bền vững của cả hai bên, Công ty mong mỏi sự cộng tác chặt chẽ của Quý khách hàng để có thể vượt qua thời điểm khó khăn này. Khi giá nguyên liệu giảm xuống, Công ty sẽ xem xét điều chỉnh lại giá bán của các sản phẩm trên. Giá này sẽ áp dụng kể từ ngày 07/05/2021 đối với cả nhà máy Bình Dương, Đồng Tháp và tất cả các kho trung chuyển”.

Trước đó, từ ngày 3/5, Công ty Cổ phần ABC Việt Nam thông báo tăng giá thức ăn chăn nuôi đối với các sản phẩm thức ăn chăn nuôi cao cấp ABC, Hoàng Phát. Trong đó, mã sản xuất Baby 01 tăng 4.000 đồng/kg. Mã các sản phẩm H56A, H56S, A2A, GT1 tăng 6.000 đồng/kg. Các loại còn lại tăng 330 đồng/kg...

Đặc biệt, từ 28/4, Công ty TNHH Cargill Việt Nam đã thông báo đến khách hàng thủy sản miền Nam và miền Bắc về việc tăng giá thức ăn chăn nuôi thủy sản. Từ ngày 5/5, giá thức ăn chăn đã tăng từ 250 - 700 đồng/kg tùy sản phẩm.

Cụ thể, từ ngày 05/5 các sản phẩm cho cá tra tăng 250 đồng/kg; sản phẩm cho sản phẩm cá tra giống, cá lóc, cá thát lát và ếch tăng 300 đồng/kg và sản phẩm cho cá có vảy tăng 400 đồng/kg; các sản phẩm cho cá chép tăng 500 đồng/kg.

C.P Việt Nam cũng thông báo tăng giá sản phẩm thức ăn từ ngày 5/5, cụ thể, tăng 400 đồng/kg thức ăn cho cá nhãn hiệu CP 994#; tăng 500 đồng/kg áp dụng cho thức ăn cá rô đồng nhãn hiệu CP 992#, cá Tra, Ba Sa nhãn hiệu Big Feed 8933, ếch nhãn hiệu CP 996# và Star Feed 596#, cá Thát Lát Turbo 891#, cá Lóc CP 998#, Star Feed 598#, cá Chép CP 991, cá Trê vàng Star feed 595Y). Tăng 600 đồng/kg áp dụng cho các Rô phi, Điêu hồng CP 995#, Star Feed 595# và tăng 700 đồng/kg áp dụng cho cá giống Higarde 9991, CP 9901.

Giá TACN tăng do nguyên liệu đầu vào liên tục tăng

Theo Cục Chăn nuôi (Bộ NNPTNT), giá các loại nguyên liệu chính sản xuất thức ăn chăn nuôi (TACN) bắt đầu tăng mạnh từ tháng 10/2020, và tăng cao cho đến nay. Mức tăng trung bình từ 30-35%.

Tính từ lần tăng giá đầu tiên tại thời điểm cuối năm 2020 đến nay, giá thức ăn chăn nuôi thành phẩm trong nước đã tăng trung bình từ 5-6 đợt (mức tăng 200-300 đ/kg/lần). Tổng mức tăng chung khoảng 10-15% (tương đương 1.000-1.500 đồng/kg, tùy từng loại.

Trong quý I/2021 giá nguyên liệu TACN tiếp tục tăng, cụ thể: ngô hạt tăng 20,3%; khô dầu đậu tương tăng 12,9% … so với giá bình quân quý IV/2020.

Giá các loại nguyên liệu TACN chính chưa thể giảm ngay trong quý II/2021, nhưng sẽ giảm dần và ổn định từ tháng 7/2021. Đối với giá TACN thành phẩm sẽ còn tăng, tối thiểu là 5 -10% tùy loại để đạt được mức tăng chung là 20% thì mới có thể dừng lại.

Gia đình ông Đinh Văn Mừng xã Đông Đô, huyện Hưng Hà (Thái Bình) lao đao vì giá thức ăn chăn nuôi liên tục tăng trơn hơn 1 năm trở lại đây.

Gia đình ông Đinh Văn Mừng xã Đông Đô, huyện Hưng Hà (Thái Bình) lao đao vì giá thức ăn chăn nuôi liên tục tăng trơn hơn 1 năm trở lại đây.

Là hộ chăn nuôi có tiếng ở xã Đông Đô, huyện Hưng Hà (Thái Bình), gia đình ông Đinh Văn Mừng từng nuôi hơn 200 con lợn thịt và hơn chục con lợn nái nhưng giờ đây chuồng trại cả vài trăm m2 chỉ còn duy trì 10 con lợn nái và 60 lợn thịt.

Thời điểm "bão" giá lợn cuối 2017, đầu 2018 hàng trăm con lợn bán ra không đủ bù chi phí khiến gia đình ông Mừng lỗ cả tỷ đồng. Đến năm 2019, dịch tả lợn châu Phi bùng phát, càn quét qua trại lợn của ông, hàng trăm con lợn chết la liệt.

Sau lần đó, ông Mừng phải chạy vạy khắp nơi để vay tiền trả nợ. Đầu năm 2020, ông Mừng tiếp tục vay ngân hàng để đầu tư hệ thống trang trại lợn khép kín 800 triệu đồng, với hi vọng có thể tránh được dịch bệnh.

Ông Mừng cho biết, để nuôi 1 con lợn đến khi xuất chuồng tốn 10 - 12 bao cám, mỗi bao có giá 300 nghìn đồng. Hiện tại, giá cám tăng từ 50.000 - 60.000 đồng/bao, giá ngô tăng 3.600 - 4.000 đồng/kg. Mỗi tháng ông phải chi thêm 30 triệu đồng tiền thức ăn chăn nuôi, chưa kể tiền thuốc men và giống.

“Cộng với giá lợn giống đang được báo với mức 3,1 triệu đồng/con, giá thành sản xuất giờ cao hơn giá bán nên càng nuôi càng lỗ. Mấy tháng nay, gia đình phải thức khuya dậy sớm để đi xin bã đậu, bỗng rượu để đỡ thêm phần nào chi phí gia tăng. Đợt vừa rồi, tôi phải bán bớt lợt để cắt lỗ”, ông Mừng ngậm ngùi nói.

Theo dự báo của Cục Chăn nuôi,thời gian tới, giá thức ăn chăn nuôi sẽ còn tăng 5-10% (500-1.000 đồng/kg) tùy loại. Đến hết quý 2/2021, giá thức ăn chăn nuôi chưa có chiều hướng giảm ngay và dự kiến sẽ chỉ giảm dần hoặc bắt đầu ổn định từ tháng 7.

Nguồn: [Link nguồn]

Giá thép tăng không ngừng, Chính phủ chỉ đạo giải pháp ứng phó

Tính từ đầu năm đến 15/4, lượng và kim ngạch xuất khẩu thép tăng lần lượt 47% và 88% và giá xuất khẩu cũng tăng 28%.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Minh Ngọc ([Tên nguồn])
Kinh tế toàn cảnh Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN