Thị trấn La Mã bị lãng quên được tìm thấy sau 1.500 năm

Sự kiện: Du lịch Châu Âu

Thị trấn này đã bị bỏ hoang trong thời gian dài, một di tích thất lạc từ thời La Mã ở Italia.

Mới đây, các chuyên gia phát hiện ra một thị trấn bị lãng quên có từ thời Julius Caesar  ở miền trung Italia.

Các chuyên gia cho biết, Interamna Lirenas nằm ở giữa Rome và Napes, từng là một thị trấn La Mã thịnh vượng, có thể là nơi sinh sống của 2.000 người vào thời kỳ đỉnh cao. 

Thị trấn La Mã bị lãng quên được tìm thấy sau 1.500 năm - 1

Năm 1980, các nhà khảo cổ học đã nhầm lẫn nơi này chỉ là một khu định cư nhỏ, nhưng thực chất nó là một thị trấn lớn hoàn chỉnh với nhà ở, đền thờ, nhà tắm và nhà hát có mái che.

Không giống như Pompeii và Herculaneum, nơi này không bị phá hủy bởi thảm họa thiên nhiên, chỉ bị bỏ hoang vào thế kỷ thứ 6 sau Công nguyên do nguy cơ bị xâm lược. 

Các chuyên gia tập trung vào đồ gốm và nền móng của các tòa nhà từ cuộc khai quật, cũng như kết quả khảo sát địa vật lý trên mặt đất. Những cuộc khai quật tại địa điểm này bắt đầu vào năm 2010 nhưng đến nay kết quả mới được công bố.

Thị trấn La Mã bị lãng quên được tìm thấy sau 1.500 năm - 2

Nghiên cứu kéo dài 13 năm được thực hiện bởi tiến sĩ Alessandro Launaro thuộc khoa Khảo cổ học tại Đại học Cambridge, Mỹ. 

Ông nói: “Interamna Lirenas có vị trí chiến lược giữa một con sông và một con đường lớn, đồng thời là một nút phát triển mạnh trong mạng lưới đô thị khu vực. Thị trấn này có vị trí chiến lược quan trọng giữa Rome và miền nam Italia”.

Được biết, thị trấn Interamna Lirenas được thành lập vào năm 312 trước Công nguyên, trong thời kỳ Cộng hòa La Mã (thời kỳ trước Đế chế La Mã hùng mạnh). 

Thị trấn La Mã bị lãng quên được tìm thấy sau 1.500 năm - 3

Thị trấn nhận được sự bảo trợ của tướng La Mã Julius Caesar vào năm 46 trước Công nguyên, 2 năm trước khi ông bị sát hại (dẫn đến sự hình thành của Đế chế La Mã vào năm 27 trước Công nguyên).

Thế nhưng, Interamna Lirenas đã bị bỏ hoang vào thế kỷ thứ 6, khoảng 100 năm sau sự suy tàn của đế chế La Mã. 

Theo tiến sĩ Launaro, thị trấn này đã tìm cách ngăn chặn việc suy tàn của đế chế này nhưng mọi thứ vẫn chưa rõ ràng.

Ông nói với trang MailOnline: “Chúng tôi tin rằng, các mạng lưới địa phương và khu vực (chính trị, xã hội và kinh tế) rất kiên cố, cho phép cuộc sống của người dân tiếp tục”. 

Thị trấn La Mã bị lãng quên được tìm thấy sau 1.500 năm - 4

Interamna Lirenas là nơi có một số tòa nhà tráng lệ nhưng hiện đã bị phá hủy hết, chỉ còn lại nền móng của chúng sau các cuộc khai quật. Cụ thể đó là một nhà hát có mái che, được xây bằng đá cẩm thạch có nguồn gốc từ Địa Trung Hải, có sức chứa 1.500 người.

Theo tiến sĩ Launaro, các nhà hát có mái che khá hiếm ở Italia thời La Mã, có thể được coi là một bước tiến đáng kể cho các công trình kiến ​​trúc ngoài trời. 

“Nhà hát này là một biểu tượng địa vị lớn. Nó thể hiện sự giàu có, quyền lực và tham vọng của thị trấn”, ông chia sẻ.

Thị trấn cũng tự hào có 3 khu phức hợp tắm, trong đó lớn nhất có một bể bơi lớn được bao quanh bởi một kiểu mái hiên cầu kỳ. 

Thị trấn La Mã bị lãng quên được tìm thấy sau 1.500 năm - 5

Giống như Pompeii và Herculaneum, Interamna Lirenas không có dấu hiệu phân vùng hay tách biệt theo địa vị xã hội, nó dày đặc những ngôi nhà có quy mô khác nhau. 

Tổng cộng, có 190 ngôi nhà trong thị trấn với diện tích nhỏ, 25 ngôi nhà diện tích lớn và chỉ có 5 ngôi nhà có diện tích lớn nhất.

Tiến sĩ Launaro và các đồng nghiệp không tìm thấy bằng chứng nào khác cho thấy thị trấn này đã bị tàn phá dữ dội như Pompeii và Herculaneum. 

Thay vào đó, người dân có lẽ đã rời bỏ thị trấn trong bối cảnh bất an ngày càng tăng về việc liệu khu vực này có an toàn hay không, vào một thời điểm nào đó trong thế kỷ thứ 6. Quy mô của thị trấn ngày càng giảm dần trong vài thế kỷ trước.  

Nguồn: [Link nguồn]

Thị trấn nhỏ nhất thế giới đẹp ngỡ ngàng, nhiều người mong ước được tới 1 lần

Mặc dù nơi này có diện tích khiêm tốn nhưng nó đáp ứng đầy đủ mọi thứ mà một du khách cần khi tới tham quan.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo NHẬT DƯƠNG (Theo Dailymail) ([Tên nguồn])
Du lịch Châu Âu Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN