Nơi nào của nước ta có biệt danh ‘thành phố sông hồ’?

Hiện nay, thành phố này có 7 sông chảy qua địa phận. Các con sông lớn, nhỏ đã chảy hàng nghìn năm, đem phù sa bồi đắp nên vùng châu thổ phì nhiêu cho thành phố này.

1

Nơi nào của nước ta có biệt danh “thành phố sông hồ”?

Hà Nội

Hải Phòng

Quảng Ninh

Câu trả lời đúng là đáp án A:

Theo Cổng thông tin thành phố, Hà Nội có biệt danh “thành phố sông hồ” hay “thành phố trong sông”. Các con sông lớn, nhỏ đã chảy hàng nghìn năm, đem phù sa bồi đắp nên vùng châu thổ phì nhiêu cho thủ đô.

2

Hà Nội giáp nhiều tỉnh nhất cả nước, đúng hay sai?

Đúng

Sai

Câu trả lời đúng là đáp án A:

Hà Nội giáp 8 tỉnh, trong đó Thái Nguyên, Vĩnh Phúc ở phía Bắc; Hà Nam, Hòa Bình phía Nam; Bắc Giang, Bắc Ninh và Hưng Yên phía Đông; Hòa Bình, Phú Thọ phía Tây; là địa phương tiếp giáp nhiều tỉnh nhất Việt Nam. Năm 2008, địa giới Hà Nội được mở rộng. Tỉnh Hà Tây, huyện Mê Linh (tỉnh Vĩnh Phúc) và bốn xã thuộc huyện Lương Sơn (tỉnh Hòa Bình) được sáp nhập vào Hà Nội. Hà Nội sau khi được mở rộng có diện tích hơn 334.470 ha, lớn gấp ba lần trước đó và đứng thứ 17 về diện tích trong số các thủ đô trên thế giới. Hiện nay, Hà Nội có 12 quận, 17 huyện và một thị xã trực thuộc - nhiều đơn vị hành chính cấp quận nhất cả nước.

3

Sông nào không chảy qua địa phận Hà Nội?

Sông Đuống

Sông Nhuệ

Sông Lục Nam

Câu trả lời đúng là đáp án C:

Theo số liệu của UBND thành phố Hà Nội, hiện nay, thành phố này có 7 sông chảy qua địa phận, gồm sông Hồng, sông Đuống, sông Đà, sông Nhuệ, sông Cầu, sông Đáy, sông Cà Lồ. Ngoài ra, 3 sông Tô Lịch, Kim Ngưu, sông Tích chảy trong nội thành. Sông Lục Nam không chảy qua Hà Nội, chỉ chảy qua 2 tỉnh Bắc Giang và Bắc Ninh.

4

Hồ nào ở Hà Nội được tạo nên bởi một đoạn của sông Hồng?

Hồ Tây

Hồ Ba Mẫu

Hồ Bảy Mẫu

Câu trả lời đúng là đáp án A:

Theo sách "Hồ Tây chí", Hồ Tây có từ thời Hùng Vương. Các tài liệu khảo cổ học hiện nay đã chứng minh rằng Hồ Tây chính là một đoạn của sông Hồng xưa ngưng đọng lại sau khi sông đổi dòng chảy.

5

Đâu là một tên gọi của Hồ Tây trong lịch sử?

Hồ Dâm Đàm

Hồ Kim Ngưu

Hồ Lãng Bạc

Cả 3 tên gọi trên

Câu trả lời đúng là đáp án D:

Hồ Tây trước đây còn có các tên gọi khác như Đầm Xác Cáo, Hồ Kim Ngưu, Lãng Bạc, Dâm Đàm, Đoài Hồ. Theo sách "100 kỳ quan thiên nhiên Việt Nam", Hồ Tây là hồ nước tự nhiên lớn nhất ở nội thành Hà Nội, diện tích hơn 500 ha, chu vi 14,8km.

6

Lục Thủy là tên gọi khác của hồ nào nổi tiếng ở Hà Nội?

Hồ Hoàn Kiếm

Hồ Tây

Hồ Trúc Bạch

Câu trả lời đúng là đáp án A:

Hồ Hoàn Kiếm - viên ngọc giữa lòng Hà Nội. Là hồ nước ngọt tự nhiên nằm ở trung tâm thành phố, hồ Hoàn Kiếm rộng khoảng 12 ha. Trước kia, hồ còn có các tên gọi khác là: Lục Thủy (vì nước có màu xanh quanh năm), hồ Thủy Quân (dùng để duyệt thủy binh), hồ Tả Vọng và Hữu Vọng.

7

Tên gọi Hà Nội có từ khi nào?

1830

1831

1832

Câu trả lời đúng là đáp án B:

Từ khi hình thành cho đến nay, Thăng Long-Hà Nội có nhiều tên gọi khác nhau được ghi chép trong sử sách Nhà nước Việt Nam và chia thành hai loại: chính thức và không chính thức, theo thứ tự thời gian.Tên gọi Hà Nội bắt đầu có từ năm 1831. Năm 1831, trong cuộc cải cách hành chính của Minh Mạng, toàn quốc được chia thành 29 tỉnh, Thăng Long thuộc tỉnh Hà Nội. Tỉnh Hà Nội khi đó gồm 4 phủ, 15 huyện, nằm giữa sông Hồng và sông Đáy. Tỉnh Hà Nội gồm thành Thăng Long, phủ Hoài Đức của trấn Sơn Tây, và ba phủ Ứng Hoà, Thường Tín, Lý Nhân của trấn Sơn Nam. Phủ Hoài Đức gồm 3 huyện: Thọ Xương, Vĩnh Thuận, Từ Liêm. Phủ Thường Tín gồm 3 huyện: Thượng Phúc, Thanh Trì, Phú Xuyên. Phủ Ứng Hoà gồm 4 huyện: Sơn Minh (nay là Ứng Hòa), Hoài An (nay là phía nam Ứng Hòa và một phần Mỹ Đức), Chương Đức (nay là Chương Mỹ - Thanh Oai). Phủ Lý Nhân gồm 5 huyện: Nam Xang (nay là Lý Nhân), Kim Bảng, Duy Tiên, Thanh Liêm, Bình Lục.

8

Tên gọi khác của chùa Một Cột là…?

Chùa Diên Hựu

Chùa Mật

Cả hai tên gọi trên

Câu trả lời đúng là đáp án C:

Chùa Một Cột hay còn gọi là chùa Mật, chùa Diên Hựu được vua Lý Thái Tông cho khởi công vào năm 1049. Đây là công trình có kiến trúc độc đáo, được xem là một trong những biểu tượng của Thăng Long - Hà Nội. Nét độc đáo của kiến trúc chùa Một Cột là toàn bộ ngôi chùa được đặt trên một cột đá. Phần trên thân trụ mang 8 cánh gỗ trông tựa bông sen nở, gắn liền với mộng 8 cột của chùa (4 cột lớn và 4 cột phụ). Các cột này đỡ lấy các đòn ngang của mái chùa. Nóc chùa có mặt nguyệt bốc lửa, 2 đầu rồng chầu về mặt nguyệt. Trong chùa tượng đức Phật Quan Thế Âm ngồi trên một bông sen bằng gỗ sơn son thiếp vàng đặt ở vị trí cao nhất. Phía trên bức tượng Phật là Hoành Phi "Liên hoa đài" (đài hoa sen). Trên chùa có độc nhất một lối nhỏ dẫn vào chính điện bằng cầu thang 10 bậc. Nhìn tổng thể ngôi chùa như một bông sen lớn vươn thẳng lên giữa hồ nước chính là sự thanh cao thoát tục của nhà Phật.

9

Cầu Thê Húc ở hồ Hoàn Kiếm được xây dựng ở thời vua nào?

Tự Đức

Minh Mạng

Thành Thái

Câu trả lời đúng là đáp án A:

Cầu gồm 15 nhịp, có 32 chân cột gỗ tròn xếp thành 16 đôi, mặt cầu lát ván, thành sơn màu đỏ sẫm, chữ Thê Húc được thếp vàng. Cầu đã trải qua hai lần tái thiết kế từ khi hoàn tất. Lần thứ nhất là vào năm 1897 triều Thành Thái, lần thứ hai là vào năm 1952 sau khi một nhịp cầu gãy vào đêm giao thừa do khách đi lễ đền Ngọc Sơn quá đông. Lúc này, thị trưởng Hà Nội đã cho phá bỏ cầu cũ, xây cầu mới. Cầu mới được thiết kế vẫn với dáng vòng nhưng độ cong lớn hơn cầu cũ, giữ nguyên 16 hàng cọc nhưng các dầm ngang và dọc đúc bằng bê tông thay vì gỗ như trước đây. Mặt cầu và thành cầu vẫn là gỗ. Cầu Thê Húc gắn với đền Ngọc Sơn - di tích quốc gia đặc biệt của Việt Nam, là một trong những biểu tượng của thủ đô Hà Nội. Năm 1865 dưới triều vua Tự Đức, đại thần Nguyễn Văn Siêu cho xây cầu nối bờ với đền Ngọc Sơn và đặt tên là Thê Húc (nghĩa là "giọt ánh sáng đậu lại" hay "ngưng tụ hào quang").

Nếu bạn trả lời đầy đủ các câu hỏi trên, hãy nhấn "Xem thêm kết quả"

Nguồn: [Link nguồn]

Cụm đảo nào ở Việt Nam gần xích đạo nhất?

Cụm đảo gồm 5 đảo nhỏ và còn mang nhiều tên khác như: Đảo Giáng Tiên, Hòn Độc Lập. Thời Pháp thuộc, thực dân Pháp còn đặt tên Poulop.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Đỗ Hợp ([Tên nguồn])
Khám phá 63 tỉnh thành Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN