Tỉnh nào có tên thành phố trực thuộc dài nhất Việt Nam?

Với dân số khoảng 600.000 người, cộng đồng dân cư ở tỉnh này có ba dân tộc chính: dân tộc Kinh chiếm 75%, dân tộc Chăm 13%, dân tộc Răglây 11%, còn lại là các dân tộc khác.

1

Thành phố nào sau đây nhỏ nhất?

Nam Định (Nam Định)

Ninh Bình (Ninh Bình)

Sầm Sơn (Thanh Hóa)

Câu trả lời đúng là đáp C: Sầm Sơn là thành phố ven biển của tỉnh Thanh Hóa, nổi tiếng là địa điểm du lịch biển. Cách TP Thanh Hóa 16 km về phía đông, thành phố có diện tích tự nhiên gần 45 km2. Theo Cổng thông tin TP Sầm Sơn, Sầm Sơn vốn là vùng đất cổ, kết quả bầu tụ của biển, núi và rừng. Khoảng 2-3 nghìn năm trước, con người đã định cư tại đây để chăn nuôi, cấy lúa, trồng màu, khai thác hải sản. Cái tên Sầm Sơn mãi đến cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX mới thấy xuất hiện trên các tài liệu chữ viết và trong kho từ vựng của nhân dân. Sầm Sơn có nhiều danh thắng nổi tiếng như hòn Trống Mái, đền Độc Cước, núi Trường Lệ, chùa Cô Tiên. Địa phương này có nhiều lễ hội độc đáo như: Bánh chưng - Bánh dày, Đua thuyền - Bơi chải, hội làng Lương Trung. Một số thành phố có diện tích nhỏ ở Việt Nam như Nam Định hơn 46 km2, Ninh Bình hơn 48 km2, Vĩnh Yên (Vĩnh Phúc) hơn 50 km2, Vĩnh Long hơn 48 km2.

2

Thành phố nào đông dân nhất?

Hải Dương (Hải Dương)

Nha Trang (Khánh Hòa)

Biên Hòa (Đồng Nai)

Câu trả lời đúng là đáp C: Biên Hòa là thành phố trực thuộc tỉnh Đồng Nai, cách trung tâm TP HCM 30 km, cách thành phố Vũng Tàu 90 km. Là đô thị loại 1, Biên Hòa hiện là đầu mối giao thông lớn trong vùng kinh tế phía Nam. Thống kê đến hết năm 2017, Biên Hòa có hơn 1,2 triệu dân, mật độ dân số khoảng 4.000 người trên mỗi km2, là thành phố thuộc tỉnh có dân số đông nhất cả nước. Dân số gia tăng chủ yếu là từ các nơi khác đến làm tại khu công nghiệp. Biên Hòa có tiềm năng lớn để phát triển công nghiệp với nền đất thuận lợi xây dựng kết cấu hạ tầng. Thành phố cũng có nguồn cung cấp điện, có nguồn nước dồi dào đủ cho nhu cầu sản xuất và sinh hoạt. Tỉnh Đồng Nai định hướng nâng cấp Biên Hòa và xây dựng những đô thị vệ tinh xung quanh, nằm ở các huyện Trảng Bom, Long Thành, Vĩnh Cửu và Nhơn Trạch. Theo quy hoạch chung giai đoạn 2030, tầm nhìn đến năm 2050, Biên Hòa sẽ trở thành thành phố năng động về kinh tế, có sức cạnh tranh cao, có dịch vụ đa ngành cao cấp, công nghiệp công nghệ cao.

3

Thành phố nào ít dân nhất?

Bắc Kạn (Bắc Kạn)

Lai Châu (Lai Châu)

Hà Giang (Hà Giang)

Câu trả lời đúng là đáp b: Theo số liệu đến năm 2015 của Tổng cục Thống kê, tỉnh Lai Châu có tổng diện tích 9.068,8 km2 với dân số 425.100. Mật độ dân số ở Lai Châu là 47 người/km2, thấp nhất cả nước. TP Lai Châu là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa của tỉnh Lai Châu, có diện tích 70 km2, dân số gần 53.000 (năm 2015). Nằm trên cao nguyên đá vôi có độ cao trung bình gần 1.000 m, Lai Châu là trung tâm tỉnh lỵ có độ cao lớn nhất miền Bắc và thứ hai Việt Nam, chạy dài theo hướng Tây Bắc xuống Đông Nam. Thành phố Lai Châu có khí hậu quanh năm mát mẻ với nhiệt độ trung bình 18-19 độ C. Lai Châu vẫn giữ được những nét văn hóa truyền thống độc đáo của vùng Tây Bắc, là điểm đến thu hút du khách. Một số thành phố khác ít dân như Bắc Kạn hơn 57.000, Hà Giang hơn 71.000, Điện Biên Phủ hơn 73.000.

4

Tỉnh nào có nhiều thành phố trực thuộc nhất hiện nay?

Đà Nẵng

Quảng Ninh

TP.HCM

Câu trả lời đúng là đáp B: Quảng Ninh là tỉnh ven biển biên giới thuộc vùng Đông Bắc, trong quy hoạch vừa thuộc vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc vừa thuộc vùng duyên hải Bắc Bộ. Quảng Ninh có nhiều than đá, có vịnh Hạ Long là di sản, kỳ quan thiên nhiên thế giới. Ngoài ra, tỉnh này còn nhiều điểm đến hấp dẫn như cụm di tích Núi Bài Thơ, di tích thương cảng Vân Đồn, khu di tích Yên Tử, cụm di tích chiến thắng Bạch Đằng... Hiện Quảng Ninh có 14 đơn vị hành chính cấp huyện, trong đó có bốn thành phố gồm: Móng Cái, Cẩm Phả, Uông Bí và Hạ Long và hai thị xã Đông Triều, Quảng Yên.

5

Tỉnh nào dưới đây có tên được ghép từ chính hai thành phố trực thuộc?

Thừa Thiên Huế

Bà Rịa - Vũng Tàu

Câu trả lời đúng là đáp B: Bà Rịa - Vũng Tàu là tỉnh ven biển thuộc vùng Đông Nam Bộ, nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Ở vị trí cửa ngõ ra biển Đông, Bà Rịa - Vũng Tàu có giao thông kết nối thuận lợi với TP HCM và các địa phương. Tỉnh này hiện có hai thành phố Vũng Tàu, Bà Rịa, thị xã Phú Mỹ được thành lập tháng 4/2018 trên cơ sở huyện Tân Thành và năm huyện gồm: Châu Đức, Côn Đảo, Đất Đỏ, Long Điền, Xuyên Mộc.

6

Ở Tây Nguyên có một thành phố mà tên theo tiếng Ê Đê là "bản hoặc làng của Ama Thuột". Thành phố này nằm ở tỉnh nào?

Kon Tum

Gia Lai

Đăk Lăk

Lâm Đồng

Câu trả lời đúng là đáp C: Buôn Ma Thuột (hay Ban Mê Thuột) là thành phố của Đăk Lăk đồng thời là thành phố lớn nhất Tây Nguyên. Buôn Ma Thuột gốc tiếng Ê Đê, nghĩa là "bản hoặc làng của Ama Thuột". Nó xuất phát từ tên gọi buôn của Ama Thuột - tên một vị tù trưởng giàu có và quyền uy nhất vùng, để rồi từ đây hình thành nên các buôn làng xung quanh, phát triển thành thành phố Buôn Ma Thuột ngày nay. Buôn Ma Thuột rộng hơn 377 km2, có vị trí giao thông đặc biệt ở Tây Nguyên. Thành phố này nằm trong lõi hệ thống vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên, có lợi thế lớn trong khai thác và gia tăng sự đa dạng của sản phẩm du lịch. Thành phố Buôn Ma Thuột được xem như là một Việt Nam thu nhỏ trên địa bàn, khi có đến 40 dân tộc cùng sinh sống. Trong nhóm dân tộc bản địa, người Ê Đê chiếm số lượng lớn nhất, sau tới dân tộc Tày, Thái, Hoa, Gia Rai. Ngoài Buôn Ma Thuột, Tây Nguyên còn có các thành phố khác như Kon Tum (tỉnh Kon Tum), Pleiku (Gia Lai), Đà Lạt và Bảo Lộc (Lâm Đồng).

7

Tỉnh nào có tên thành phố trực thuộc dài nhất Việt Nam?

Quảng Bình

Bình Thuận

Ninh Thuận

Câu trả lời đúng là đáp C: Ninh Thuận có thành phố Phan Rang - Tháp Chàm và sáu huyện Bác Ái, Ninh Hải, Ninh Phước, Ninh Sơn, Thuận Bắc, Thuận Nam. Với dân số khoảng 600.000 người, cộng đồng dân cư ở Ninh Thuận có ba dân tộc chính: dân tộc Kinh chiếm 75%, dân tộc Chăm 13%, dân tộc Răglây 11%, còn lại là các dân tộc khác. Từ năm 1976 đến 1991, khi tỉnh Ninh Thuận hợp nhất với tỉnh Bình Thuận và Bình Tuy thành tỉnh Thuận Hải thì Phan Rang - Tháp Chàm trở thành thị xã thứ hai của Thuận Hải, sau thị xã Phan Thiết. Năm 1992, Thuận Hải được tách thành hai tỉnh Bình Thuận và Ninh Thuận. Tỉnh Ninh Thuận được tái lập với tỉnh lỵ là thị xã Phan Rang - Tháp Chàm. Theo tài liệu lịch sử, địa danh Phan Rang xuất phát từ địa danh người Chăm gọi là Pangdarang hay Pandaran. Từ thế kỷ 15 về sau, trong nhiều sách, bản đồ cổ ghi địa danh này là Bang Đô Lang, Bang Đồ Long, Phan Lung, Phan Lang, Man Rang, Ran Ran. Từ điển Việt - Chăm (Inưlang Piêt - Chăm, Nhà xuất bản Khoa học Xã hội, 1996) ghi địa danh Phan Rang là "Phun Darang, Pang Darang". Trước năm 1948, toàn tỉnh Ninh Thuận chia thành 5 vùng hành chính để điều hành chống Pháp. Tháng 8/ 1948, vùng 5 được đổi thành thị xã Phan Rang - Tháp Chàm. Địa danh ghép Phan Rang - Tháp Chàm chính thức biết đến từ đó.

8

Đảo nào là thành phố?

Phú Quốc

Cô Tô

Lý Sơn

Câu trả lời đúng là đáp A: Ngày 9/12/2020, Ủy ban Thường vụ Quốc hội thông qua nghị quyết thành lập thành phố thành phố đảo Phú Quốc thuộc tỉnh Kiên Giang, hiệu lực thi hành từ 1/1/2021. Phú Quốc là đảo lớn nhất Việt Nam có diện tích gần 580 km2 với 150 km đường bờ biển, nằm trong vịnh Thái Lan. Thành phố Phú Quốc được thành lập trên cơ sở toàn bộ diện tích tự nhiên và dân số 179.480 người của huyện Phú Quốc hiện nay, trở thành thành phố đảo đầu tiên ở Việt Nam. TP Phú Quốc có 9 đơn vị hành chính cấp xã, gồm: phường Dương Đông, phường An Thới và 7 xã: Hàm Ninh, Dương Tơ, Gành Dầu, Bãi Thơm, Cửa Dương, Cửa Cạn, Thổ Châu.

Nếu bạn trả lời đầy đủ các câu hỏi trên, hãy nhấn "Xem thêm kết quả"

Nguồn: [Link nguồn]

Vịnh nào của Việt Nam là thành viên câu lạc bộ 'Các vịnh biển đẹp nhất thế giới'?

Vịnh biển này dài khoảng 8 km, nằm dọc quốc lộ 1A, cạnh đèo Hải Vân và cách Vườn quốc gia Bạch Mã 24 km.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Đỗ Hợp ([Tên nguồn])
Khám phá 63 tỉnh thành Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN