Kỳ lạ bộ tộc lá lách to, lặn giỏi như cá

Sự kiện: Quiz

Trong khi người bình thường chỉ có thể nín thở trong vài chục giây hoặc hơn một phút thì có một bộ tộc kỳ lạ khi lá lách to gấp đôi người thường, có thể lặn sâu tới 60 mét trong hàng chục phút.

1

Bộ tộc nào được mệnh danh là ‘người cá’

Bộ tộc Bajau

Bộ tộc Mustang

Bộ tộc Mangtegu

Đáp án A:

Bajau là một trong những bộ tộc kỳ lạ trên thế giới, nơi cuộc sống người dân quanh năm lênh đênh vùng sông nước. Người Bajau được mệnh danh là "những thợ lặn tự do tài hoa" với khả năng lặn tự do vượt trội. Không phân biệt giới tính, tuổi tác, những chàng trai, cô gái và trẻ nhỏ Bajau đều mê lặn. Họ có thể dành 8 tiếng mỗi ngày chỉ để lặn sâu dưới biển. Thậm chí, có người dành tới 60% thời gian dưới nước. Nếu con người chỉ có thể nín thở dưới nước trong vòng vài giây tới vài phút. Thì người Bajau có thể lặn rất sâu, duy trì dưới nước tới 13 phút và ở độ sâu khoảng 60 m. Họ có thể lặn để bắt hải sản, tìm kiếm những nguyên liệu tự nhiên để làm đồ thủ công.

2

Bộ tộc Bajau sinh sống ở đâu?

Philippines

Malaysia

Indonesia

Cả 3 đáp án trên

Đáp án D:

Bộ tộc Bajau sinh sống chủ yếu nhờ nước và tất cả mọi sinh hoạt hàng ngày của họ đều dính đến nước. Họ tự hình thành một cộng đồng bán du mục trên vùng biển. Bộ tộc Bajau sống chủ yếu trên vùng biển ở Philippines, Malaysia và Indonesia. Thức ăn của người Bajau đơn giản là cá và chuối. Họ trộn tinh bột sắn với nước, lá khô rồi bôi lên mặt giống như một loại kem chống nắng. Họ sống nhiều đời gắn với đại dương nhưng không thuộc về bất cứ quốc gia nào. Do không có quốc tịch, người Bajau không có quyền công dân với các phúc lợi xã hội mà một người bình thường đáng được hưởng.

3

Bộ tộc Bajau có gì khác lạ với người thường?

Không có phổi

Lá lách to

Chân có màng

Đáp án B:

Vì bơi lặn tự do từ rất sớm nên lá lách của người Bajau cũng lớn hơn người bình thường, cho phép họ có thể di chuyển và làm việc lâu hơn dưới nước. Theo Melissa Llardo, Trung tâm Geogenetics của Đại học Copenhagen, Đan Mạch, nghiên cứu và so sánh cho thấy lá lách của người Bajau lớn hơn tới 50% so với người Saluan sống trên đất liền ở Indonesia. Kết quả của nghìn năm sinh sống trên biển đã giúp người Bajau tiến hóa để thích nghi với môi trường sống. Khi con người lặn xuống nước, lá lách sẽ co lại và một lượng tế bào hồng cầu chứa oxy được giải phóng vào máu. Lá lách lớn hơn đồng nghĩa với việc lượng tế bào hồng cầu dự trữ trong cơ thể sẽ lớn hơn, do đó cung cấp nhiều oxy hơn khi ở dưới nước.

4

Trẻ em Bajau phải làm gì để tăng khả năng lặn sâu?

Chọc thủng màng nhĩ

Bít lỗ tai

Bịt mắt

Đáp án A:

Những đứa trẻ trong bộ tộc được huấn luyện bơi lội từ khi còn rất nhỏ. Để tai không bị nổ trước sức ép trọng lực của nước khi bơi lội, người Bajau phải chọc thủng màng nhĩ của mình. Phải mất một tuần nằm im bất động để vết thương ở tai lành lại, sau đó họ có thể bơi lội mà không cảm thấy đau đớn. Bởi vậy mà tất cả những người dân trong bộ tộc đều bị nặng tai, thậm chí họ không còn khả năng nghe thấy âm thanh bên ngoài. Với đôi tai không còn nghe được âm thanh, đôi mắt của họ lại phát huy khả năng gấp 2 lần so với người bình thường, điều này giúp họ có thể nhìn mọi vật dưới nước một cách dễ dàng.

5

Bộ tộc nào anh em một nhà lấy chung vợ?

Bộ tộc Mustang

Bộ tộc Zulu

Bộ tộc Pygmy

Đáp án A:

Mustang trước đây là Vương quốc Lo ở phía bắc Nepal với thủ đô mang tên Lo Manthang. Từ thế kỷ 15 đến 17, nhờ sở hữu vị trí chiến lược nên Mustang được quyền kiểm soát giao thương khu vực dãy Himalaya và Ấn Độ. Vào khoảng cuối thế kỷ 18, Vương quốc này sát nhập với Nepal, trong đó, khu vực thượng Mustang hạn chế khách du lịch cho tới năm 1992, biến nơi này thành nơi được bảo tồn tốt nhất thế giới do cô lập với bên ngoài. Bộ tộc Mustang hiện có khoảng 7.000 người đang sống rải rác trong thung lũng sông Kali Ghandaki (giữ Tây Tạng và bắc Nepal). Họ tự gọi là ‘Vùng đất của người Lo’. Xuất phát từ quan điểm rằng mỗi anh em trong gia đình lấy một người vợ riêng thì đất đai sẽ bị chia cắt thành nhiều phần và gia đình sẽ bị nghèo đói, do vậy mà anh em trong một gia đình thường có chung một vợ.

6

Bộ tộc Mursi gắn đĩa vào môi để làm gì?

Làm đẹp

Tránh bị bắt cóc

Được nhận của hồi môn nhiều hơn

Cả 3 đáp án trên

Đáp án D:

Nét đặc trưng của bộ lạc Mursi ở thung lũng Omo, Ethiopia, Châu Phi là phụ nữ phải đeo một chiếc đĩa gốm lớn ở vành môi. Đây là một biểu tượng sắc đẹp kì lạ tại vùng đất này, theo quan điểm của họ, đĩa càng lớn thì môi càng đẹp. Đồng thời làm môi bị biến dạng sẽ không bị bắt làm nô lệ. Họ còn quan niệm, chiếc đĩa trên môi càng lớn thì họ càng nhận được nhiều của hồi môn từ nhà chồng. Nhiều bằng chứng từ các nhà khoa học cho hay, tục gắn đĩa vào môi này có từ năm 1896. Các cô gái bắt đầu từ độ tuổi 15 đến 18 sẽ được nhổ 2 răng cửa phía dưới để kéo cho phần môi dài ra và những người phụ nữ lớn tuổi sẽ giúp họ xuyên những chiếc lỗ qua môi. Chiếc đĩa thường được chính người phụ nữ trang trí để thể hiện kỹ năng của mình. Họ nhét vào vành môi đĩa làm bằng đất sét hoặc gỗ, để chứng tỏ bản thân đã trưởng thành và có thể sinh đẻ. Chiếc đĩa môi càng lớn, càng chứng tỏ rằng bạn là một cô gái hấp dẫn và sẽ thu hút sự chú ý của nhiều người đàn ông quyền lực nhất trong làng.

Nếu bạn trả lời đầy đủ các câu hỏi trên, hãy nhấn "Xem thêm kết quả"

Nguồn: [Link nguồn]

Quốc gia duy nhất nào có thể ngắm rồng Komodo trong tự nhiên?

Đất nước xinh đẹp với hơn 17.000 hòn đảo không chỉ sở hữu nhiều điểm tham quan hấp dẫn mà còn nhiều điều thú vị để khám phá.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo CHÂU ANH ([Tên nguồn])
Quiz Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN