Muốn huy động hơn 2.500 tỷ đồng, DN của đại gia 51 tuổi người Hà Nam kinh doanh thế nào?

Cùng với kế hoạch huy động hơn 2.500 tỷ đồng, doanh nghiệp của đại gia 51 tuổi người Hà Nam cũng đã công bố chi tiết về kế hoạch sử dụng số tiền nghìn tỷ này.

Theo đó, Hội đồng quản trị Tập đoàn CEO (CEO) do đại gia 51 tuổi người Hà Nam, Đoàn Văn Bình làm Chủ tịch Hội đồng quản trị đã thông qua phương án phát hành hơn 257,3 triệu cổ phiếu, bao gồm hơn 5 triệu cổ phiếu cho cán bộ nhân viên theo chương trình lựa chọn cho người lao động (ESOP) và hơn 252 triệu cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu với giá phát hành đều là 10.000 đồng/cổ phiếu, tương đương tổng số vốn dự kiến thu về hơn 2.573 tỷ đồng.

Cùng với kế hoạch huy động hơn 2.570 tỷ đồng từ các cổ đông hiện hữu, doanh nghiệp của đại gia Đoàn Văn Bình cũng đã công bố về mục đích sử dụng số tiền thu được.

Theo đó, CEO sẽ đầu tư cho dự án Khu biệt thự cao cấp Sonasea Residences (800 tỷ đồng), tăng vốn cho các công ty con (1.556 tỷ đồng) và bổ sung vốn lưu động cho hoạt động kinh doanh (hơn 217 tỷ đồng).

Khu biệt thự cao cấp Sonasea Residences có quy mô hơn 62,5 ha, thuộc Khu phức hợp Bãi Trường, xã Dương Tơ, huyện Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang.

Doanh nghiệp do ông Đoàn Văn Bình làm Chủ tịch lên kế hoạch huy động hơn 2.500 tỷ đồng từ phát hành cổ phiếu

Doanh nghiệp do ông Đoàn Văn Bình làm Chủ tịch lên kế hoạch huy động hơn 2.500 tỷ đồng từ phát hành cổ phiếu

Phía doanh nghiệp cho biết, tính đến hiện tại dự án đã cơ bản hoàn thành thủ tục pháp lý đầu tư và đang triển khai bồi thường giải phóng mặt bằng. Tổng mức đầu tư của dự án này gần 1.700 tỷ đồng, trong đó vốn tự có của doanh nghiệp gần 893 tỷ đồng.

Với số tiền 800 tỷ đồng được rót từ đợt tăng vốn sắp tới, có 600 tỷ đồng được giải ngân trong những tháng còn lại của năm 2022 và 200 tỷ đồng sẽ giải ngân vào đầu năm 2023.

Trong đó, 5 công ty con được doanh nghiệp dự kiến bổ sung vốn từ đợt phát hành cổ phiếu sắp tới là: CTCP Đầu tư và Phát triển Du lịch Vân Đồn (1.000 tỷ đồng), Công ty TNHH C.E.O Quốc tế (200 tỷ đồng), CTCP Đầu tư và Phát triển Nha Trang (200 tỷ đồng), CTCP Đầu tư và Phát triển Phú Quốc (105 tỷ đồng) và CTCP Xây dựng C.E.O (51 tỷ đồng).

Về kết quả kinh doanh, quý 1/2022, Tập đoàn CEO của đại gia Đoàn Văn Bình ghi nhận doanh thu thuần đạt gần 293 tỷ đồng, cao gấp đôi so với cùng kỳ. Lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp tăng mạnh khi đạt gần 26 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ lỗ 38 tỷ đồng.  

Năm 2022, Tập đoàn CEO đặt kế hoạch doanh thu hợp nhất đạt 3.000 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế đạt 300 tỷ đồng, lần lượt gấp 2,4 lần và gần 3,7 lần kết quả thực hiện năm 2021. Như vậy, sau quý 1, doanh nghiệp mới thực hiện được gần 10% mục tiêu doanh thu và 8% mục tiêu lợi nhuận cả năm.

Tại CEO, ông Đoàn Văn Bình đang là cổ đông lớn nhất với việc nắm giữ trực tiếp 70,5 triệu cổ phiếu CEO, tương đương tỷ lệ 27,4%. Tính theo giá thị trường kết thúc phiên giao dịch ngày 4/7, khối tài sản đại gia 51 tuổi người Hà Nam trực tiếp nắm giữ có giá trị hơn 1.950 tỷ đồng.

Tuy nhiên, so với đầu năm 2022, khối tài sản của đại gia người Hà Nam đã ghi nhận mức sụt giảm mạnh tới gần 61% cùng đà lao dốc của cổ phiếu CEO từ mức 70.900 đồng/cổ phiếu (31/12) xuống chỉ còn 27.700 đồng/cổ phiếu kết thúc phiên giao dịch ngày 4/7.

Đà lao dốc của CEO từ đầu năm đến nay ghi nhận gấp gần 1,5 lần so với mức giảm của chỉ số HN-Index (tính đến ngày 4/7, chỉ số HN-Index ghi nhận mức giảm gần 41%).

Nguồn: [Link nguồn]

Tân chủ tịch Công ty chứng khoán ACB sở hữu tài sản thế nào?

Trước khi được bổ nhiệm giữ vị trí Chủ tịch Công ty chứng khoán ACB, vị doanh nhân này đã có tới 27 năm làm việc tại Tập đoàn ACB.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Trung Kiên ([Tên nguồn])
Biến động tài sản doanh nhân Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN