Vietravel lỗ lớn khi ra mắt hãng hàng không riêng

Sự kiện: Kinh tế toàn cảnh

Tân binh hàng không Vietravel Airlines đã chính thức cất cánh phục vụ nhu cầu đi lại của người dân trong dịp Tết nguyên đán 2021. Tuy nhiên, tình hình tài chính của công ty mẹ Vietravel đang đối mặt với nhiều thách thức lớn.

CTCP Du lịch và Tiếp thị giao thông vận tải Việt Nam (Vietravel), công ty mẹ của tân binh ngành hàng không Vietravel Airlines đã công bố báo cáo tài chính quý IV/2020 với doanh thu chỉ bằng 1/3 cùng kỳ, đạt 478 tỷ đồng.

Vietravel lỗ lớn trong năm đầu hãng bay Vietravel Airlines cất cánh

Vietravel lỗ lớn trong năm đầu hãng bay Vietravel Airlines cất cánh

Trong kỳ, giá vốn giảm mạnh hơn 70% nên lãi gộp giảm 32% xuống 71 tỷ đồng. Doanh thu tài chính giảm 22% xuống còn 17 tỷ đồng, chi phí tài chính giảm 25% xuống 20 tỷ đồng, chi phí bán hàng giảm 56%, chi phí quản lý giảm 28%.

Sau khi trừ giá vốn và chi phí phát sinh, Vietravel lỗ sau thuế 16,3 tỷ đồng, trong đó lỗ thuộc về công ty mẹ là 14,7 tỷ đồng.

Lũy kế cả năm 2020, Vietravel có tổng doanh thu 1.941 tỷ đồng, giảm 73% so với năm 2019. Trong đó, doanh thu dịch vụ du lịch lữ hành chỉ bằng 1/5 năm trước, ghi nhận 1.215 tỷ đồng; doanh thu bán vé máy bay giảm một nửa còn 463 tỷ đồng. Sau khi trừ giá vốn hàng bán, Vietravel ghi nhận lãi gộp 177 tỷ đồng, giảm 64%.

Chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp đều đi xuống nhưng chi phí lãi vay vọt lên 83,2 tỷ đồng, cao gấp 2,6 lần cùng kỳ. Kết quả, Vietravel lỗ sau thuế cả năm 90 tỷ đồng trong năm đầu tiên ra mắt hãng hàng không Vietravel Airlines, trái ngược với khoản lãi 40 tỷ đồng của năm 2019.

Việc thua lỗ trong quý I, II và quý IV năm 2020 đã vét sạch của để dành của Vietravel, thậm chí doanh nghiệp này còn lỗ lũy kế hơn 15 tỷ đồng thời điểm 31/12/2020.

Tại thời điểm cuối kỳ, doanh nghiệp có khoản vay dài hạn 710 tỷ đồng và vay ngắn hạn 403 tỷ đồng. Tài sản đảm bảo là tài khoản thanh toán của Vietravel Airlines.

Tổng tài sản của Vietravel đạt 1.914 tỷ đồng, giảm 12% so với cuối 2019. Phần lớn là nhóm tài sản ngắn hạn chiếm 1.566 tỷ đồng, trong tiền nhàn rỗi tăng gấp 5 lần lên 821 tỷ đồng, tiền gửi có kỳ hạn giảm từ 700 tỷ đồng còn 866 triệu đồng; các khoản phải thu ngắn hạn giảm 37% còn 467 tỷ đồng...

Theo giải trình từ phía công ty, dịch bệnh Covid-19 đã tác động mạnh đến lĩnh vực hoạt động kinh doanh của tập đoàn và các công ty con hoạt động ở nước ngoài. Chi phí tăng cao do đẩy mạnh bán hàng qua đại lý môi giới và các trang mạng trực tuyến và hoạt động mở rộng đầu tư vào các công ty con trong đó nổi bật là Vietravel Airlines.

Vietravel Airlines được thành lập năm 2019 với vốn điều lệ ban đầu 300 tỷ đồng. Ông Nguyễn Quốc Kỳ, Chủ tịch HĐQT Vietravel cũng đồng thời làm Chủ tịch Vietravel Airlines. Đến tháng 5/2019, vốn điều lệ của hãng hàng không này được nâng lên thành 700 tỷ đồng, hoàn toàn do Vietravel góp.

Ngày 7/1 vừa qua, Vietravel Airlines thực hiện chuyến bay thương mại đầu tiên từ TP. Hồ Chí Minh đến Hà Nội.

Việc cho ra mắt hãng hàng không trong bối cảnh đại dịch Covid-19 vẫn còn diễn biến phức tạp trên toàn cầu tiềm ẩn đầy rủi ro đối với Vietravel. Quá trình vận hành hãng hàng không non trẻ này sẽ “ngốn” nhiều nguồn lực, khiến khó khăn càng chồng chất khó khăn đối với Vietravel.

Để chủ động trong hoạt động kinh doanh, Vietravel Airlines cũng phải tung ra nhiều chương trình khuyến mãi để thu hút hành khách như tặng vé, giảm giá vé, bán vé 0 đồng, ...

Nguồn: [Link nguồn]

Việc nhẹ tiền nhiều: Anh chàng nằm ngủ mà vẫn kiếm 70 triệu đồng/tuần

Kiếm tiền từ giấc ngủ có lẽ là điều không ai ngờ, song một anh chàng đã có thể làm điều này.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Trung Kiên ([Tên nguồn])
Kinh tế toàn cảnh Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN