Tập đoàn Phúc Sơn có nguồn vốn thế nào trước khi Chủ tịch Nguyễn Văn Hậu bị bắt?

Sự kiện: Kinh tế toàn cảnh

Trước khi Chủ tịch Nguyễn Văn Hậu bị bắt, Tập đoàn Phúc Sơn đã có nhiều lần thay đổi vốn điều lệ đăng ký kinh doanh.

Ngày 26/2, ông Nguyễn Văn Hậu (biệt danh "Hậu Pháo") sinh năm 1981, Chủ tịch HĐQT Công ty CP Tập đoàn Phúc Sơn cùng ba cán bộ ở Tập đoàn Phúc Sơn gồm Nguyễn Thị Hằng (Phó tổng giám đốc), Đỗ Thị Mai (kế toán trưởng), Hoàng Thị Tuyết Hạnh (kế toán viên) và Trần Hữu Định (Giám đốc Công ty cổ phần Đầu tư Nam Á Group), Nguyễn Hồng Sơn (lao động tự do) bị Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an khởi tố, tạm giam để điều tra về tội Vi phạm quy định về kế toán gây hậu quả nghiêm trọng.

Người phát ngôn Bộ Công an cho biết việc bắt 6 người nằm trong diễn biến điều tra vụ án xảy ra tại Công ty Cổ phần Tập đoàn Phúc Sơn, Công ty Cổ phần Đầu tư Thương mại và Bất động sản Thăng Long và các đơn vị liên quan.

Cơ quan CSĐT Bộ Công an đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can, bắt tạm giam Nguyễn Văn Hậu ("Hậu Pháo"), Chủ tịch HĐQT Công ty CP Tập đoàn Phúc Sơn cùng 5 đồng phạm

Cơ quan CSĐT Bộ Công an đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can, bắt tạm giam Nguyễn Văn Hậu ("Hậu Pháo"), Chủ tịch HĐQT Công ty CP Tập đoàn Phúc Sơn cùng 5 đồng phạm

Ông Hậu "Pháo" được biết đến là doanh nhân trẻ của tỉnh Vĩnh Phúc, nắm phần lớn cổ phần của Tập đoàn Phúc Sơn với khối tài sản "khủng".  Theo Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp, tập đoàn Phúc Sơn có trụ sở chính ở huyện Vĩnh Tường, Vĩnh Phúc, hoạt động chính trong lĩnh vực kinh doanh bất động sản, xây dựng. Có thời điểm, tập đoàn Phúc Sơn có vốn điều lệ lên tới 4.000 tỷ đồng. Tuy nhiên, trong lần đăng ký thay đổi đăng ký kinh doanh vào tháng 5/2022, Tập đoàn Phúc Sơn đã giảm vốn điều lệ từ 4.000 tỷ đồng xuống còn 1.600 tỷ đồng. Tại thời điểm tháng 2/2017, khi Tập đoàn Phúc Sơn có vốn điều lệ 2.000 tỷ đồng, ông Hậu cũng nắm giữ 99% vốn cổ phần của tập đoàn Phúc Sơn, tương đương số vốn góp lên tới 1.980 tỷ đồng.

Ngoài giữ vị trí Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Tổng giám đốc của Tập đoàn Phúc Sơn, ông Hậu "Pháo" cũng đang là người đại diện theo pháp luật của Công ty cổ phần đầu tư xây dựng thương mại Phúc Khánh, doanh nghiệp được thành lập tháng 6/2014 có vốn điều lệ 100 tỷ đồng, trong đó ông Hậu góp 80 tỷ đồng; Công ty cổ phần đầu tư thương mại và BĐS Thăng Long được thành lập tháng 5/2017, tại thời điểm tháng 12/2017 doanh nghiệp này có vốn điều lệ 2.000 tỷ đồng; Công ty một thành viên khu đô thị Bàu Giang được thành lập tháng 12/2018. Tại thời điểm tháng 5/2019, doanh nghiệp tăng vốn điều lệ từ 20 tỷ đồng lên 250 tỷ đồng, tuy nhiên cơ cấu cổ đông không được công bố chi tiết. Ông Hậu cũng là người đại diện theo pháp luật của Công ty cổ phần đầu tư hạ tầng công nghiệp Phúc Sơn được thành lập tháng 3/2021 có vốn điều lệ 70 tỷ đồng. Trong đó, Công ty cổ phần Tập đoàn Phúc Sơn góp 68 tỷ đồng, tương đương tỷ lệ 97,14% vốn của doanh nghiệp.

Vừa qua, tập đoàn Tập đoàn Phúc Sơn vướng nhiều lùm xùm liên quan dự án khu trung tâm đô thị, thương mại, dịch vụ, tài chính, du lịch Nha Trang trên khu đất 62,9 ha. Từ kết luận của Ủy ban Kiểm tra trung ương năm 2019, Thanh tra Chính phủ, UBND tỉnh Khánh Hòa yêu cầu doanh nghiệp này phải nộp gần 12.000 tỷ đồng vào ngân sách Nhà nước thực hiện nghĩa vụ tài chính tại dự án Khu trung tâm đô thị thương mại, dịch vụ, tài chính, du lịch Nha Trang. Tuy nhiên đến nay Tập đoàn Phúc Sơn chưa thực hiện nghĩa vụ tài chính, các dự án vẫn dở dang.

Nguồn: [Link nguồn]

Cùng với những biến động của thị trường chứng khoán Việt Nam từ đầu năm 2024 đến nay, khối tài sản của các tỷ phú USD Việt Nam ghi nhận những biến động mạnh.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Hoàng Anh ([Tên nguồn])
Kinh tế toàn cảnh Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN