Chi gần 3.000 tỷ thành lập 2 doanh nghiệp, Vinhomes đang có bao nhiêu tiền?

Sự kiện: Kinh tế toàn cảnh

Công ty cổ phần Vinhomes, doanh nghiệp được ví như “gà đẻ trứng vàng” trong hệ sinh thái Tập đoàn Vingroup của tỷ phú Phạm Nhật Vượng đã công bố quyết định chi gần 3.000 tỷ đồng để thành lập thêm 2 doanh nghiệp trực thuộc.

Cụ thể, Vinhomes góp vốn thành lập Công ty cổ phần Vinpearl Landmark 81 có vốn 1.605,5 tỷ đồng. Công ty góp 1.603 tỷ đồng, chiếm 99,88% vốn.

Công ty thứ 2 là Công ty cổ phần Vincom Retail Landmark 81 vốn điều lệ 1.228 tỷ đồng, Vinhomes nắm 99,84% vốn. Tổng giá trị góp vốn của Vinhomes là 2.826 tỷ đồng.

Cả hai doanh nghiệp được Vinhomes góp vốn thành lập mới đều có trụ sở tại tầng 20A, tòa nhà Vincom Center Đồng Khởi, 72 Lê Thánh Tôn, phường Bến Nghé, quận 1, TP HCM.

Vinhomes được ví như “gà đẻ trứng vàng” trong hệ sinh thái Tập đoàn Vingroup của tỷ phú Phạm Nhật Vượng

Vinhomes được ví như “gà đẻ trứng vàng” trong hệ sinh thái Tập đoàn Vingroup của tỷ phú Phạm Nhật Vượng

Trước khi góp gần 3.000 tỷ đồng thành lập thêm hai doanh nghiệp mới mang thương hiệu Landmark 81, vào cuối năm 2021, Tập đoàn này đã có tổng cộng 33 công ty con, bao gồm sở hữu trực tiếp và gián tiếp, đa phần hoạt động lĩnh vực đầu tư, xây dựng và kinh doanh bất động sản.

Về kết quả kinh doanh, trong năm 2021, tổng doanh thu thuần hợp nhất của Vinhomes đạt 85.094 tỷ đồng, tăng 19% so với năm 2020. Cộng với việc giá vốn được tiết giảm 20%, lãi gộp của Công ty được đẩy lên hơn 48 ngàn tỷ đồng, tăng 87%.

Mặt khác, do giảm thu nhập từ chuyển nhượng các khoản đầu tư vào các công ty con đang sở hữu một phần dự án bất động sản, doanh thu tài chính của VHM chỉ ghi nhận gần 8 ngàn tỷ đồng (giảm 61%). Dù vậy, VHM vẫn lãi ròng hơn 39 ngàn tỷ đồng trong năm 2021, tăng 43% so với năm 2020.

Năm 2021, công ty đặt mục tiêu có lãi 35.000 tỷ đồng sau thuế. Với kết quả trên, doanh nghiệp chuyên về bất động sản này đã vượt 12% kế hoạch năm. Đây cũng là mức lợi nhuận cao nhất Vinhomes từng đạt được kể từ ngày thành lập.

Lý giải về tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận, đại diện Vinhomes cho biết, việc các địa phương dần kiểm soát được dịch bệnh đã giúp hoạt động kinh doanh của công ty có sự bứt phá, hàng loạt sự kiện mở bán và hoạt động truyền thông được Vinhomes triển khai kết hợp hai hình thức trực tiếp và trực tuyến.

Tại thời điểm 31/12/2021, tổng tài sản của của VHM ghi nhận hơn 230 ngàn tỷ đồng, tăng 7% so với đầu năm. Trong đó, vốn chủ sở hữu đạt 131.699 tỷ đồng, tăng 7% và 47% so với năm 2020. Doanh nghiệp đang sở hữu quỹ lợi nhuận sau thuế chưa phân phối hơn 83.000 tỷ đồng.

Về nợ, tổng nợ vay của Công ty giảm 20%, còn gần 20 ngàn tỷ đồng, do vay nợ tài chính ngắn hạn giảm đến 98%. Ngoài ra, khoản mục người mua trả tiền trước ngắn hạn chỉ còn gần 9 ngàn tỷ đồng, giảm 67%.

Trong 2022, Vinhomes cũng sẽ triển khai ba dự án mới ở miền Bắc. Lớn nhất là dự án Dream City (Văn Giang) với quy mô 460 ha, Vinhomes Cổ Loa (Đông Anh), rộng 383 ha và Vinhomes Wonderpark (Đan Phượng).

Nhận định về thị trường chứng khoán Việt Nam tuần từ 28/2 đến 4/3 tới, các chuyên gia của Công ty cổ phần Chứng khoán Sài Gòn-Hà Nội (SHS) nhận định, ở phiên giao dịch cuối tuần VN-Index tuy đánh mất ngưỡng tâm lý 1.500 điểm nhưng vẫn kết tuần trên vùng hỗ trợ 1.485-1.490 điểm cho thấy xu hướng tăng có đôi chút bị ảnh hưởng nhưng vẫn chưa đáng lo ngại.

Do đó trong tuần giao dịch tiếp theo 28/2-4/3, VN-Index có thể sẽ giằng co và đi ngang quanh ngưỡng tâm lý 1.500 điểm để chờ cơ hội bứt phá trở lại.

Trong khi đó, Công ty TNHH Chứng khoán Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nam (VCBS) thì kỳ vọng dòng tiền sẽ quay trở lại nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn, đã có mức giá chiết khấu khá sâu sau tuần vừa rồi.

"Với diễn biến như vậy, nhà đầu tư theo trường phái lướt sóng ngắn hạn có thể giải ngân với tỷ trọng nhỏ vào nhóm cổ phiếu trụ dẫn dắt thị trường, trong khi đó nhà đầu tư trung - dài hạn vẫn nên chờ đợi thời điểm mặt bằng giá thị trường ổn định hơn rồi mới nên cân nhắc tiến hành giải ngân", VCBS khuyến nghị.

Theo VCBS, lực cung chốt lời ngắn hạn vẫn là khá lớn quanh vùng 1.520 điểm, khiến cho chỉ số vẫn đang có xu hướng dao động tích lũy đi ngang quanh mốc 1.500 điểm kể từ đầu tháng đến hiện tại.

Các chuyên gia của Công ty cổ phần Chứng khoán Phú Hưng (PHS) nêu quan điểm chỉ số đang vận động trong biên độ hẹp, với hỗ trợ quanh vùng 1.470 - 1.480 điểm và kháng cự quanh 1.520 - 1.530 điểm (đỉnh cũ tháng 1/2022).

Nguồn: [Link nguồn]

Căng thẳng Nga - Ukraine ảnh hưởng như thế nào đến kinh tế Việt Nam?

Trong ngày 24/2, Nga tuyên bố tiến quân vào miền đông Ukraine, điều này đã gây ra những lo lắng ban đầu về những tác động tiêu cực tới nền kinh tế. Tuy nhiên, theo các chuyên...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Hoàng Nam ([Tên nguồn])
Kinh tế toàn cảnh Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN