3 tháng đầu năm nay, cả nước có hơn 40 nghìn doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh

Sự kiện: Kinh tế toàn cảnh

Quý I/2021, cả nước có hơn 44.000 doanh nghiệp thành lập mới và hoạt động trở lại, nhưng cũng có gần bằng số này rời bỏ thị trường, phần lớn là các doanh nghiệp trẻ, quy mô nhỏ, dễ chịu tổn thương do tác động tiêu cực từ bên ngoài.

Tổng cục Thống kê cho biết, trong quý I/2021, cả nước có 40.300 doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh có thời hạn, ngừng hoạt động chờ làm thủ tục giải thể và hoàn tất thủ tục giải thể. Đây phần lớn là các doanh nghiệp trẻ, quy mô nhỏ, dễ chịu tổn thương do tác động tiêu cực từ bên ngoài. Như vậy, tính trung bình mỗi ngày có khoảng 448 doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường.

Theo Tổng cục Thống kê, trung bình mỗi ngày có khoảng 448 doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường

Theo Tổng cục Thống kê, trung bình mỗi ngày có khoảng 448 doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường

Con số trên tăng 15,6% so với cùng kỳ năm 2020, bao gồm: 23.800 doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh có thời hạn, tăng 28,2% so với cùng kỳ năm trước; 11.300 doanh nghiệp ngừng hoạt động chờ làm thủ tục giải thể, giảm 7,3%; 5.200 doanh nghiệp hoàn tất thủ tục giải thể, tăng 26,4%. Cũng theo Tổng cục Thống kê, trong quý I năm nay, cả nước có 29.300 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới và 14.700 doanh nghiệp quay trở lại, giảm 1,4% và 0,5% so với cùng kỳ năm 2020. Bình quân mỗi tháng có gần 14.700 doanh nghiệp tham gia thị trường.

Vốn đăng ký bình quân một doanh nghiệp thành lập mới trong 3 tháng đạt 15,3 tỷ đồng, tăng 29,2% so với cùng kỳ năm trước. Nếu tính cả 525.300 tỷ đồng vốn đăng ký tăng thêm của 9.600 doanh nghiệp thay đổi tăng vốn thì tổng số vốn đăng ký bổ sung vào nền kinh tế trong 3 tháng đầu năm 2021 là 973.100 tỷ đồng.

Kết quả điều tra xu hướng kinh doanh của các doanh nghiệp ngành công nghiệp chế biến, chế tạo trong quý I/2021 của Tổng cục Thống kê cho thấy, có 29,6% số doanh nghiệp đánh giá tình hình sản xuất kinh doanh quý I/2021 tốt hơn quý IV/2020; 31,4% số doanh nghiệp đánh giá gặp khó khăn và 39% số doanh nghiệp cho rằng tình hình sản xuất kinh doanh ổn định.

Dự kiến quý II/2021 so với quý I/2021, có 51% số doanh nghiệp đánh giá xu hướng sẽ tốt lên; 14,9% số doanh nghiệp dự báo khó khăn hơn và 34,1% số doanh nghiệp cho rằng tình hình sản xuất kinh doanh sẽ ổn định.

Tổng cục Thống kê cho rằng khả năng cạnh tranh của hàng hóa trong nước là yếu tố ảnh hưởng lớn nhất đến hoạt động trong quý I. Ngoài ra, một số yếu tố khác có sức ảnh hưởng lớn như nhu cầu thị trường trong nước thấp, khó khăn về tài chính, thiếu nguyên, nhiên, vật liệu, không tuyển được lao động theo yêu cầu... Chỉ có 27,8% số doanh nghiệp được hỏi tăng đơn đặt hàng. Tình hình tương tự với đơn đặt hàng xuất khẩu, chỉ có hơn 25% doanh nghiệp có số đơn hàng xuất khẩu mới cao hơn.

Nguồn: [Link nguồn]

Hà Nội: Giá đất lại ”nóng” lên từng ngày nhờ ”ăn theo” quy hoạch, người dân mở rộng vùng đầu tư

Thay vì “khoanh vùng” đầu tư tại khu vực Công nghệ cao Hòa Lạc thì thị trường bất động sản ở vùng ven ngoại ô “nóng”...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Quỳnh Chi ([Tên nguồn])
Kinh tế toàn cảnh Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN