Y tế số giúp chủ động trước các diễn biến của đại dịch COVID-19

Sự kiện: Công nghệ

Đó là chia sẻ của nhiều chuyên gia đầu ngành khi diễn biến dịch COVID-19 tại Việt Nam trong thời gian tới chưa thể lường trước được.

Một hội thảo có chuyên đề “Hệ sinh thái y tế số Việt Nam: Hiện trạng ứng dụng, thách thức tương lai” vừa được tổ chức với sự tham gia của NGND. PGS. TS Hồ Thanh Phong - nguyên Hiệu trưởng Trường ĐH Quốc tế (ĐH Quốc gia TP.HCM), TS. BS Đỗ Thị Tường Oanh - Giảng viên Trường ĐH Y khoa Phạm Ngọc Thạch, PGS. TS. BS Phạm Thọ Tuấn Anh - Chủ tịch Hội phẫu thuật Tim mạch - Lồng ngực TP.HCM,...

Với kinh nghiệm hàng chục năm hoạt động trong lĩnh vực y tế, đặc biệt vai trò đầu tàu trong thời gian chiến đấu với đại dịch COVID-19, các chuyên gia đã cùng điểm lại những nét lớn của bức tranh y tế số Việt Nam. Đồng thời, các chuyên gia y tế - công nghệ khuyến nghị phải nhanh chóng phổ biến y tế số để luôn sẵn sàng, chủ động cho "cuộc chiến" với đại dịch COVID-19 trong bất kỳ hoàn cảnh nào.

NGND. PGS. TS Hồ Thanh Phong - nguyên Hiệu trưởng Trường ĐH Quốc tế (ĐH Quốc gia TP.HCM) đang chia sẻ một số báo cáo về thực trạng y tế số tại Việt Nam.

NGND. PGS. TS Hồ Thanh Phong - nguyên Hiệu trưởng Trường ĐH Quốc tế (ĐH Quốc gia TP.HCM) đang chia sẻ một số báo cáo về thực trạng y tế số tại Việt Nam.

Theo báo cáo tại hội thảo, đến hết năm 2021, 23 bệnh viện đã triển khai hệ thống lưu trữ và truyền tải hình ảnh thay cho in phim; 26 bệnh viện và 1 phòng khám đã triển khai bệnh án điện tử thay cho bệnh án giấy. Từ trước đại dịch COVID-19, Bộ Y tế đã xây dựng và từng bước hoàn thiện các cơ chế chính sách để đẩy mạnh y tế điện tử, y tế số, công bố nhiều tài liệu chuyên môn kỹ thuật, đảm bảo kết nối liên thông, chia sẻ dữ liệu giữa các nền tảng với nhau. Bộ Y tế đã cùng Bảo hiểm xã hội kết nối liên thông 99,5% các cơ sở khám chữa bệnh trên toàn quốc.

Số lượng các ứng dụng (app) phục vụ y tế số cũng tăng nhanh trong những năm vừa qua, bao gồm các ứng dụng của các startup và các ứng dụng do chính các cơ sở y tế tự phát triển. Có thể kể đến các ứng dụng điển hình của các startup như eDoctor, DoctorAnywhere, Jio Health, AI Health,... là các ứng dụng đang được nhiều người sử dụng và có những phát triển mới đáng ghi nhận.

Ứng dụng công nghệ vào phòng chống dịch COVID-19 trong thời gian vừa qua dù còn nhiều hạn chế nhưng cũng đã để lại những thành quả đáng khích lệ. Trong đó, chương trình "SpO2 tại nhà" do nhóm công tác của PGS. TS Hồ Thanh Phong và TS. BS Đỗ Thị Tường Oanh phối hợp cùng eDoctor triển khai là một minh chứng.

Y tế số giúp chủ động trước các diễn biến của đại dịch COVID-19 - 2

Hướng dẫn sử dụng máy đo SpO2 và cách xử trí trong phần trình bày của TS. BS Đỗ Thị Tường Oanh - Giảng viên Trường ĐH Y khoa Phạm Ngọc Thạch.

Hướng dẫn sử dụng máy đo SpO2 và cách xử trí trong phần trình bày của TS. BS Đỗ Thị Tường Oanh - Giảng viên Trường ĐH Y khoa Phạm Ngọc Thạch.

Thời gian qua, ứng dụng công nghệ đã giúp các địa phương kết nối được nguồn lực chuyên môn, gồm các bác sĩ và nhân viên y tế cơ sở, phối hợp cùng cán bộ quản lý tại chính quyền cơ sở và khu dân cư để kịp thời theo dõi, chăm sóc và điều trị tại nhà cho người dân bị nhiễm COVID-19. Nếu không có ứng dụng công nghệ thì việc quản lý hoạt động này trên diện rộng sẽ gặp nhiều khó khăn và tiêu tốn rất nhiều nguồn lực.

Theo ông Huỳnh Kim Tước - CEO Trung tâm Ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ (SIHUB), với ưu thế về kết nối phân tích dữ liệu của hệ thống mạng Internet và những ứng dụng công nghệ cao như trí tuệ nhân tạo, blockchain, big data… trong phần tích dữ liệu lớn, có thể nói hệ sinh thái y tế số sẽ đóng góp vai trò ngày càng quan trọng trong việc kết nối các bên liên quan trong lĩnh vực y tế như người dân, cộng đồng đến các bệnh viện, bác sĩ, điều dưỡng cho đến các hiệu thuốc, các nhà cung cấp dịch vụ y tế.

Đồng thời, y tế số cũng góp phần giảm áp lực cho các bệnh viện, gia tăng tiện ích cho người dân, giúp đội ngũ y bác sỹ tiết kiệm thời gian đưa ra chuẩn đoán, điều trị bệnh nhờ vào hệ thống dữ liệu, công nghệ hiện đại, kết nối thông suốt. Nền tảng hệ sinh thái y tế số cũng sẽ giúp giảm rủi ro lây nhiễm, giúp cho bệnh viện, tổ chức cung cấp dịch vụ y tế nâng cao hiệu quả hơn thông qua kênh đăng ký, tư vấn, đào tạo trên nền tảng trực tuyến.

Còn ông Vũ Thái Hà - Giám đốc Vận hành của eDoctor, nguồn lực xã hội cần được huy động hiệu quả hơn nữa để đẩy nhanh quá trình số hóa hoạt động khám chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe cho người dân, trong đó mục tiêu ngắn hạn là cải thiện chất lượng dịch vụ y tế thông qua việc triển khai y tế từ xa và y tế tại nhà, giảm tải cho các cơ sở y tế.

Mục tiêu trung hạn là giúp cho mỗi gia đình Việt Nam đều có một bác sĩ gia đình trực tuyến có thể phục vụ thường xuyên và liên tục. Và mục tiêu dài hạn là quản lý sức khỏe của toàn dân một cách hiệu lực và hiệu quả nhất với khả năng quản lý và phân tích dữ liệu sức khỏe trên diện rộng của công nghệ. Tất cả cùng hướng đến mục đích phát triển một nền y tế thông minh.

Để hiện thực hóa những mục tiêu trên, Câu lạc bộ Y tế số đã được thành lập và ra mắt Ban chấp hành lâm thời với sự tham gia của những chuyên gia nhiều năm trong ngành. Câu lạc bộ sẽ là cầu nối quy tụ những doanh nghiệp trong lĩnh vực y tế số, thu hút những người quan tâm tham gia vào hệ sinh thái y tế số tại TP.HCM, góp phần nhanh chóng đưa nền tảng y tế số vào cuộc sống, tạo mô hình thành công và nhân rộng ra các địa phương khác.

Nguồn: [Link nguồn]

Cách lưu giấy F0 khỏi bệnh, tiêm vắc-xin, xét nghiệm ngay trên PC-Covid

Người dân đã có thể lưu trữ cả ba loại giấy tờ này trên ứng dụng PC-Covid.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Ngọc Phạm ([Tên nguồn])
Công nghệ Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN