Mã hóa dữ liệu đòi tiền chuộc: Cơn ác mộng đang lây lan khắp thế giới

Trong những tháng qua của năm 2020, đã xảy ra hàng loạt vụ mã hóa dữ liệu đòi tiền chuộc ở nhiều nơi trên thế giới.

Ransomware là tên gọi của loại mã độc mã hóa dữ liệu trên thiết bị của nạn nhân và tống tiền họ. Nạn nhân không thể khôi phục dữ liệu bị ransomware mã hóa. Chúng hiển thị yêu cầu nạn nhân trả tiền chuộc dữ liệu bằng tiền kỹ thuật số như Bitcoin. Tuy vậy, dù nạn nhân có chi trả để cứu lại dữ liệu quan trọng của mình thì chưa chắc tội phạm mạng đã gửi đúng chìa khóa giải mã. Do đó, ransomware trở thành cơn ác mộng của các doanh nghiệp, đặc biệt là nhóm doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Ransomware luôn là cơn ác mộng, WannaCry là một trong số đó. (Ảnh minh họa)

Ransomware luôn là cơn ác mộng, WannaCry là một trong số đó. (Ảnh minh họa)

Các doanh nghiệp vừa và nhỏ thường vận hành trên các hệ thống mạng không được thiết lập chặt chẽ hay đồng nhất, với các máy tính bảo mật lỏng lẻo. Do đó, đây là đối tượng mục tiêu béo bở của tội phạm mạng, đặc biệt là mã độc dạng ransomware.

Tháng 2/2020, Tập đoàn vận tải Úc Toll phát hiện hệ thống máy chủ của mình bị chiếm giữ bởi ransomware có tên Nefilim. Tháng 5/2020, ransomware tiếp tục đào sâu vào hệ thống máy chủ tập đoàn khiến đội ngũ kỹ thuật của Toll phải tắt máy chủ và dịch vụ ứng dụng cho khách hàng, đồng thời liên hệ Trung tâm Ứng cứu Mạng khẩn cấp Úc nhờ hỗ trợ.

Dù không xác nhận chính thức nhưng hãng Garmin nổi tiếng với các thiết bị đeo thông minh được cho là góp mặt vào danh sách nạn nhân của ransomware vào tháng 7/2020 khi dịch vụ Garmin Connect lẫn ứng dụng di động đều buộc phải ngừng hoạt động để khắc phục sự cố các máy tính của hãng bị mã độc tấn công. Trang Daily Mail đăng tải cho biết, Garmin bị tống tiền 10 triệu USD để khôi phục dữ liệu.

Tháng 8/2020, trường Đại học Utah (Mỹ) bị ransomware chạm tới dữ liệu nhân viên và sinh viên của trường. Ban quản trị trường đã rơi vào tình thế buộc phải trả số tiền chuộc lên đến gần nửa triệu USD để tin tặc không công khai các dữ liệu quan trọng lên mạng.

Và gần đây nhất vào tháng 10/2020 là hàng loạt bệnh viện thuộc các bang Oregon, California và New York (Mỹ) trở thành mục tiêu của nhóm tội phạm mạng Đông Âu trong chiến dịch tấn công mạng Wizard Spider hay UNC 1878 với mã độc dạng ransomware, buộc các quan chức liên bang Mỹ kêu gọi các cơ sở chăm sóc sức khỏe củng cố lại hệ thống công nghệ thông tin. Nhận định từ các chuyên gia về các cuộc tấn công này ở mức tệ hại khi việc ngưng trệ hệ thống máy tính dịch vụ y tế tại các bệnh viện có thể dẫn đến nguy hại về nhân mạng.

Theo số liệu công bố từ Acronis Cyber Protect, các bệnh viện tại Mỹ trở thành mục tiêu lớn của tội phạm mạng khi ghi nhận gần 1.000 cuộc tấn công thành công của mã độc tống tiền trong năm 2019.

Dữ liệu bị mã hóa chưa chắc lấy lại được dù có trả tiền chuộc. (Ảnh minh họa)

Dữ liệu bị mã hóa chưa chắc lấy lại được dù có trả tiền chuộc. (Ảnh minh họa)

Tại Việt Nam, mã độc tống tiền ngày càng sinh sôi nảy nở. Theo một báo cáo của Cục An ninh mạng và Phòng chống tội phạm mạng sử dụng công nghệ cao - Bộ Công an vào tháng 10/2020, Việt Nam là quốc gia có tỉ lệ nhiễm mã độc tống tiền (ransomware) cao nhất trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương trong năm 2019. Không chỉ vậy, Việt Nam cũng có tỉ lệ xảy ra các cuộc tấn công bằng mã độc khai thác tiền điện tử (cryptocurrency) đứng thứ 3 khu vực.

Theo ông Ngô Trần Vũ - Giám đốc Công ty NTS Security, doanh nghiệp nhỏ tại Việt Nam luôn đối mặt với nguy cơ bị mã độc tống tiền tấn công bởi những sai lầm mang yếu tố con người. Đây là điều khó tránh khỏi do thiếu hụt nhân sự về CNTT.

Khi đó, các giải pháp an ninh mạng kết hợp như Kaspersky Internet Security cho hệ thống máy tính bao gồm tường lửa, mạng riêng ảo, anti-virus, bảo vệ dữ liệu riêng tư khi trực tuyến có thể đem lại hiệu quả bước đầu trong phòng chống ransomware. Song song đó, doanh nghiệp cần tổ chức đào tạo kiến thức an toàn thông tin đến toàn thể nhân viên để giảm thiểu sai sót”

"Dữ liệu là tài nguyên giá trị sống còn của doanh nghiệp. Do đó, doanh nghiệp cần có kế hoạch sao lưu dữ liệu quan trọng bài bản hàng ngày, hàng tuần, hàng tháng bên cạnh sử dụng giải pháp bảo mật. Doanh nghiệp nhỏ có thể chọn các phần mềm chuyên dụng sao lưu dữ liệu tự động đáp ứng yêu cầu phù hợp như Acronis Backup for Business. Sao lưu dữ liệu là phương thức hữu hiệu nhất để khôi phục lại dữ liệu trong trường hợp bị mã độc tống tiền mã hóa dữ liệu", ông Ngô Trần Vũ khuyến nghị.

Các doanh nghiệp nhỏ có thể tải công cụ #CyberFit Score miễn phí từ Acronis Cyber Protect để quét hệ thống máy tính. Công cụ sẽ đưa ra những đề xuất tăng cường bảo mật thích hợp.

Nguồn: [Link nguồn]

Có người bị lừa 13 tỉ sau một cuộc gọi, nhà mạng chỉ ra những chiêu trò của kẻ gian

Một người phụ nữ ở Hà Nội mới đây đã đến cơ quan trình báo bị lừa 13 tỉ đồng sau khi nhận cuộc điện thoại...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Ngọc Phạm ([Tên nguồn])
Internet và những hiểm họa khôn lường Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN