Garmin phát hành ứng dụng giúp đo điện tâm đồ trong 30 giây

Sự kiện: Công nghệ

Người dùng có thể sử dụng ứng dụng ECG để ghi điện tâm đồ trong 30 giây.

Garmin vừa ra mắt ứng dụng điện tâm đồ (ECG) được FDA (Mỹ) chứng nhận, cho phép người dùng đồng hồ thông minh Venu 2 Plus ghi lại nhịp tim và kiểm tra các dấu hiệu của chứng rung tâm nhĩ (AFib). Người dùng có thể sử dụng ứng dụng ECG để ghi điện tâm đồ trong 30 giây và xem kết quả nhịp tim ngay lập tức trên đồng hồ thông minh, hoặc tùy chọn xem sau trong ứng dụng Garmin Connect trên điện thoại thông minh.

Xem biểu đồ điện tâm đồ trên smartphone.

Xem biểu đồ điện tâm đồ trên smartphone.

Theo Garmin, người dùng có thể tùy chọn đồng bộ hóa kết quả trên ứng dụng ECG với ứng dụng Garmin Connect để theo dõi lịch sử các lần đo, xuất thông tin này dưới dạng PDF để chia sẻ với chuyên gia y tế. AFib là chứng rối loạn nhịp tim, có thể được kiểm soát khi được bác sĩ kê đơn điều trị, nhằm phòng ngừa các hậu quả sức khỏe nghiêm trọng hơn như suy tim, đột quỵ.

Ứng dụng ECG trên Venu 2 Plus được giới thiệu tại Mỹ vào tháng 1/2023 và bắt đầu khả dụng tại thị trường Việt Nam từ tháng 4/2023. Người dùng Venu 2 Plus cần cập nhật phần mềm hệ thống (firmware) phiên bản 11.22 trở lên và ứng dụng Garmin Connect phiên bản 4.64 trở lên để sử dụng.

Cho đến hiện tại, Việt Nam là một trong số ít thị trường được Garmin công bố ứng dụng ECG trên Venu 2 Plus. Sắp tới, Garmin sẽ tiếp tục mở rộng phạm vi thị trường khả dụng và danh mục sản phẩm tương thích.

Dành cho ai chưa rõ, điện tâm đồ viết tắt là ECG, là phương pháp theo dõi hoạt động, tốc độ cũng như nhịp điệu của tim. Khi tim hoạt động, tim co bóp sẽ phát ra các biến thiên của dòng điện, lúc này điện tâm đồ là một đường cong có chức năng ghi lại các biến thiên đó. Thông qua đọc điện tim, ta có thể biết được khả năng tống máu của tim, biết được nhịp điệu và tốc độ của tim.

Cơ chế hoạt động điện tâm đồ như sau: Các tế bào trong buồng tim sẽ tạo ra một xung điện khi tim hoạt động, những xung điện này đi qua tim theo một hệ thống dẫn truyền và được điện tâm đồ ghi lại thành các tín hiệu điện. Một số bệnh như rối loạn nhịp tim, đau thắt ngực có thể được phát hiện sau khi tiến hành điện tâm đồ. Do đó, điện tâm đồ có vai trò rất quan trọng và thường xuyên được tiến hành trong bệnh viện.

Nguồn: [Link nguồn]

Lưu ý khi tự mua và sử dụng máy đo nồng độ oxy trong máu SpO2

Nhiều sản phẩm máy đo nồng độ oxy trong máu SpO2 đang bán ngoài thị trường không được kiểm định chất lượng nên người dùng cần thận trọng khi sử dụng.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Anh Phạm ([Tên nguồn])
Công nghệ Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN