Ông Nguyễn Tử Quảng: ChatGPT nguy hiểm hơn bom hạt nhân, virus ngoại lai

CEO Bkav Nguyễn Tử Quảng vừa có bài đăng mới liên quan tới ChatGPT trên trang Facebook cá nhân.

Theo đó, dẫn lời một phần bức thư ngỏ do Viện Nghiên cứu Tương lai (một tổ chức phi lợi nhuận có trụ sở ở Mỹ và châu Âu đưa ra cuối tuần qua), ông Nguyễn Tử Quảng mở đầu: "Chúng tôi kêu gọi tất cả các phòng thí nghiệm AI, NGAY LẬP TỨC tạm dừng ít nhất 6 tháng việc đào tạo các hệ thống AI mạnh hơn GPT-4".

Theo ông, mục đích của việc này là để các chuyên gia tận dụng khoảng thời gian này, đưa ra một bộ quy tắc giúp các hệ thống AI mạnh mẽ, chỉ nên được phát triển khi chúng ta tin tưởng rằng, tác động của chúng sẽ tích cực và rủi ro của chúng sẽ có thể kiểm soát được hoặc các chính phủ nên can thiệp đưa ra lệnh cấm.

ChatGPT có thể làm thơ, làm văn, thậm chí giải toán và nhiều tính năng siêu việt.

ChatGPT có thể làm thơ, làm văn, thậm chí giải toán và nhiều tính năng siêu việt.

Ông Quảng cho biết, bức thư đã được các nhân vật tên tuổi làng công nghệ thế giới ký tên ủng hộ, gồm: Yoshua Bengio - Sáng lập, Giám đốc Khoa học tại Mila (một viện nghiên cứu hàng đầu về AI, từng đoạt giải Turing) và là giáo sư tại Đại học Montreal Canada; Stuart Russell, Berkeley - Giáo sư Khoa học Máy tính, đồng tác giả cuốn sách giáo khoa nổi tiếng “Trí tuệ nhân tạo: Cách tiếp cận hiện đại".

Đặc biệt, ông Quảng cho biết thêm, những người kỳ tên còn có Elon Musk - CEO của SpaceX, Tesla và Twitter; Steve Wozniak - đồng sáng lập Apple,...

"Các chuyên gia khắp thế giới lập tức tranh luận gay gắt, chia hai phe. Một bên cho rằng như vậy là cường điệu hóa vấn đề, bên khác cho là cần phải làm ngay", ông Quảng viết và cho biết ông cũng đã ký tên ủng hộ.

Lý do CEO Bkav ủng hộ lời kêu gọi này là bởi một hệ thống AI sáng tạo như ChatGPT xuất hiện vừa qua là ngoài dự đoán của nhân loại. Hầu hết các chuyên gia AI đều nghĩ rằng phải hàng chục năm nữa mới xuất hiện AI có khả năng như vậy. Do đó mà thế giới chưa có đủ sự chuẩn bị sẵn sàng hành lang pháp chế đảm bảo sự phát triển bền vững, phục vụ nhân loại, thay vì phát sinh những rủi ro không kiểm soát được.

"Có thể ví như năng lượng hạt nhân có thể dùng cho nhà máy phát điện, nhưng cũng có thể dùng chế tạo bom nguyên tử gây nguy cơ hủy diệt", ông Nguyễn Tử Quảng so sánh.

"AI không kiểm soát còn khủng khiếp hơn bom hạt nhân, khi nó giống như một giống loài mới xâm hại, có thể lan truyền qua không gian mạng với tốc độ ánh sáng, mạnh hơn gấp bội so với tốc độ tên lửa mang đầu đạn hạt nhân", ông Quảng viết thêm.

Ông còn lấy ví dụ trong lĩnh vực mà ông đang làm việc: "Ở lĩnh vực anh ninh mạng mà tôi đã trải nghiệm, nhiều vụ lây lan virus qua không gian mạng đã rất khó kiểm soát. Vậy nếu một giống loài ngoại lai xâm hại thay vào đó thì thật không tưởng tượng nổi".

Nguồn: [Link nguồn]

ChatGPT là hiện tượng ”hot” nhất cõi mạng 3 tháng đầu năm 2023

Điều này cho thấy “hiện tượng” Chat GPT vẫn đang tiếp tục được đông đảo người dùng quan tâm.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo NGỌC PHẠM ([Tên nguồn])
ChatGPT Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN