"Bùng nổ" giao dịch online trong đại dịch COVID-19

Sự kiện: Chuyển đổi số

Việc sử dụng ví điện tử, thanh toán không tiếp xúc qua thẻ và điện thoại thông minh, thanh toán bằng mã QR đều tăng mạnh trong thời kỳ đại dịch COVID-19.

Visa vừa công bố kết quả khảo sát thái độ thanh toán của người tiêu dùng, trong đó nổi bật là xu hướng thanh toán ở Việt Nam với những thay đổi về hành vi trong giai đoạn xảy ra đại dịch COVID-19.

Thanh toán không tiếp xúc đã thật sự "bùng nổ" trong giai đoạn đại dịch COVID-19. (Ảnh minh họa)

Thanh toán không tiếp xúc đã thật sự "bùng nổ" trong giai đoạn đại dịch COVID-19. (Ảnh minh họa)

Cụ thể, theo số liệu từ mạng lưới VisaNet, tổng giá trị giao dịch của người tiêu dùng Việt Nam trên thẻ tín dụng và ghi nợ Visa tăng 34% trong quý 1/2021 so với quý 1/2020. Tỉ lệ giao dịch không tiếp xúc trên tổng số giao dịch trực tiếp của thẻ Visa tăng 230% so với cùng kỳ. Tỉ lệ tăng trưởng hằng năm của tổng giá trị giao dịch thương mại điện tử trong giai đoạn quý 1/2021 tăng 5,5 lần so với quý 4/2020.

Ngoài ra, tăng trưởng thanh toán không dùng tiền mặt đang tăng trưởng đáng kể thông qua số liệu tần suất sử dụng ví điện tử, thanh toán không tiếp xúc và mã QR. Theo đó, thanh toán thẻ không tiếp xúc được dùng nhiều nhất trong danh mục thực phẩm và ăn uống, với 67% người tiêu dùng tăng cường sử dụng phương thức này trong năm 2020. Thanh toán qua mã QR cũng đã tăng vọt trong đại dịch, đặc biệt trong các giao dịch hàng ngày như thanh toán hóa đơn (71%), mua sắm trong lĩnh vực bán lẻ (58%) và tại siêu thị (57%).

Người tiêu dùng Việt Nam cũng đã nhanh chóng áp dụng các phương thức thanh toán mới mà không phải tiếp xúc trực tiếp, như chạm để thanh toán. Mức tăng cao nhất là trong các giao dịch thuộc lĩnh vực sức khỏe và thể thao (55%). Bên cạnh đó, có đến 88% người được khảo sát biết đến thanh toán không tiếp xúc bằng di động, và 45% hiện đang sử dụng phương thức này.

Sự an toàn và tiện lợi là yếu tố thúc đẩy quá trình chuyển đổi từ tiền mặt sang các hình thức thanh toán số. Khoảng 58% người được khảo sát nói rằng sự an toàn của thanh toán kỹ thuật số so với tiền mặt trong việc phòng dịch COVID-19 là lý do chính của sự thay đổi này, và hơn một nửa (56%) cho rằng thanh toán số ít rắc rối hơn.

Báo cáo cũng cung cấp một số thông tin thú vị khác. Trước đại dịch, người Việt Nam dành 3,1 giờ trực tuyến mỗi ngày nhưng trong thời gian giãn cách xã hội, con số đó đã tăng vọt lên 4,2 giờ một ngày vào lúc cao điểm. Số liệu thống kê từ khảo sát của Visa cũng thể hiện xu hướng này, với 85% người tiêu dùng đang sử dụng các ứng dụng thương mại điện tử trên điện thoại thông minh để mua sắm hàng hóa và dịch vụ ít nhất một lần một tuần, và 44% người tiêu dùng lần đầu tiên mua sắm qua các kênh mạng xã hội kể từ khi đại dịch lan rộng.

Một số số liệu về xu hướng thanh toán không tiền mặt của người dùng.

Một số số liệu về xu hướng thanh toán không tiền mặt của người dùng.

Nguồn: [Link nguồn]

Thí điểm thanh toán hàng hóa, dịch vụ bằng tài khoản viễn thông Mobile Money

Kết quả thực hiện thí điểm dịch vụ Mobile-Money là cơ sở thực tiễn để cơ quan quản lý có thẩm quyền xem xét, xây...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Ngọc Phạm ([Tên nguồn])
Chuyển đổi số Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN