Apple sắp hết thói “bắt nạt” khách hàng

Sự kiện: iPhone

Lần đầu tiên, FTC đã đưa ra lập trường chính thức chống lại các quy định hạn chế sửa chữa bất hợp pháp, lặp lại quan điểm mà Nhà Trắng đã đưa ra cách đây chưa đầy một tuần.

Cuộc trò chuyện xung quanh quyền sửa chữa gần đây đã tăng tốc khi các nhà lãnh đạo công nghệ chia sẻ sự ủng hộ đối với luật mới. Luật này sẽ nhắm vào các công ty như Apple vốn kiểm soát các phụ tùng thay thế và các cơ sở được ủy quyền.

Các công ty sửa chữa bên thứ ba như iFixit rất hoan nghênh quyền sửa chữa.

Các công ty sửa chữa bên thứ ba như iFixit rất hoan nghênh quyền sửa chữa.

Trong tuyên bố mới nhất của mình, FTC cho biết chính sách mới của Ủy ban này chính là chống lại các hoạt động ngăn quyền sửa chữa bất hợp pháp. Chủ tịch FTC, cô Lina Khan cho biết: “Mặc dù nỗ lực hạn chế thị trường sửa chữa của các công ty thống trị không phải là mới, nhưng những thay đổi trong công nghệ và việc sử dụng phần mềm thường xuyên hơn đã tạo ra cơ hội mới cho các công ty hạn chế việc sửa chữa độc lập”.

Cô Khan nói thêm: “Những loại hạn chế này có thể làm tăng đáng kể chi phí cho người tiêu dùng, kìm hãm sự đổi mới, đóng cửa cơ hội kinh doanh cho các cửa hàng sửa chữa độc lập, tạo ra rác thải điện tử không cần thiết, trì hoãn việc sửa chữa kịp thời và làm suy yếu khả năng phục hồi”.

Tuyên bố của FTC cho biết cơ quan thực thi sẽ đẩy mạnh các nỗ lực chống lại các hạn chế sửa chữa, vốn ngăn cản các doanh nghiệp nhỏ, công nhân, người tiêu dùng và thậm chí cả các tổ chức chính phủ khi họ muốn sửa chữa sản phẩm mà họ đã bỏ tiền ra sở hữu. Tuy Apple không được nêu ra nhưng rõ ràng chính sách này sẽ nhắm vào hoạt động của công ty, nơi họ chỉ cho phép các cơ sở sửa chữa được ủy quyền đặt hàng các bộ phận thay thế hoặc truy cập các công cụ chẩn đoán.

Người dùng iPhone sẽ được hưởng lợi từ quyết định của FTC.

Người dùng iPhone sẽ được hưởng lợi từ quyết định của FTC.

Chính những chính sách của Apple đã khiến người dùng iPhone muốn sửa chữa thiết bị của họ phải đến Apple hoặc các cơ sở sửa chữa được Apple ủy quyền. Điều này có nghĩa nếu không muốn ảnh hưởng đến chính sách bảo hành của Apple, người dùng sẽ không được phép chọn các cửa hàng sửa chữa bên thứ ba không liên kết với Apple hay thậm chí là tự mình sửa chữa.

Apple không phải là công ty duy nhất có các quy định hạn chế sửa chữa và phân bổ bộ phận nghiêm ngặt các thành phần linh kiện. Microsoft cũng làm điều tương tự với dòng sản phẩm Surface và dòng máy chơi game Xbox cực kỳ phổ biến. Nintendo và Sony cũng làm điều này với phần cứng chơi game của họ. FTC dự kiến ​​sẽ nhắm mục tiêu vào bất kỳ doanh nghiệp nào gây khó khăn cho người tiêu dùng trong việc sửa chữa thiết bị của họ.

Được biết, quyết định của FTC diễn ra chỉ vài ngày sau khi Nhà trắng yêu cầu FTC thắt chặt các quy định về quyền sửa chữa. Quyết định này của FTC là một trong những hành động chống độc quyền lớn đầu tiên được thực hiện bởi Lina Khan sau khi cô trở thành chủ tịch mới của ủy ban quyền lực này.

Nguồn: [Link nguồn]

Vì sao người dùng cần cập nhật iOS 14.7 càng sớm càng tốt

Apple đã xác nhận rằng iOS 14.7 và các bản cập nhật phần mềm gần đây khác của hãng đã vá một lỗ hổng quan trọng liên...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Kiến Tường ([Tên nguồn])
iPhone Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN