Trận đấu nổi bật

Xem thêm

Philippines vs Myanmar
Logo Philippines - PHI Philippines
-
Logo Myanmar - MYA Myanmar
-
Indonesia vs Lào
Logo Indonesia - IDN Indonesia
-
Logo Lào - LAO Lào
-
Viktoria Plzeň vs Manchester United
Logo Viktoria Plzeň - PLZ Viktoria Plzeň
-
Logo Manchester United - MUN Manchester United
-
Roma vs Sporting Braga
Logo Roma - ROM Roma
-
Logo Sporting Braga - BRA Sporting Braga
-
PAOK vs Ferencváros
Logo PAOK - PKT PAOK
-
Logo Ferencváros - FTC Ferencváros
-
Malmö FF vs Galatasaray
Logo Malmö FF - MFF Malmö FF
-
Logo Galatasaray - GS Galatasaray
-
Rangers vs Tottenham Hotspur
Logo Rangers - RAN Rangers
-
Logo Tottenham Hotspur - TOT Tottenham Hotspur
-
Porto vs Midtjylland
Logo Porto - POR Porto
-
Logo Midtjylland - FCM Midtjylland
-
Ajax vs Lazio
Logo Ajax - AJX Ajax
-
Logo Lazio - LAZ Lazio
-

Vì sao bóng đá Việt Nam khát thủ môn giỏi?

Bóng đá Việt Nam liên tiếp chứng kiến bi kịch bắt nguồn từ “người gác đền”. Vậy đâu là nguyên nhân khiến các thủ môn Việt Nam hay mắc sai lầm ở những trận đấu quan trọng.

1 năm, 3 lần ngã đau vì thủ môn

Trận đấu cuối cùng vòng bảng giải U18 Đông Nam Á 2017 (13/9), U18 Việt Nam với 9 điểm trong tay tràn trề cơ hội giành vé vào bán kết. Tuy nhiên, ở những phút cuối trận, thủ thành Y E Li Nie đã đấm bóng không dứt khoát, qua đó biếu không cho U18 Myanmar một bàn thắng, đồng thời cũng đóng luôn cánh cửa đi tiếp của U18 Việt Nam.

Vì sao bóng đá Việt Nam khát thủ môn giỏi? - 1

Thủ thành Phí Minh Long (U22 Việt Nam)

Trước đó, ở trận đấu cuối cùng vòng bảng SEA Games (22/8), thủ thành Phí Minh Long cũng có hai tình huống chơi bóng nghiệp dư khiến U22 Việt Nam nhận liền hai bàn thua và không thể gượng dậy. Thủ môn đang khoác áo Hà Nội FC dùng tay bắt đường chuyền về của Xuân Trường khiến U22 Việt Nam bị thổi penalty và lao ra cản phá... đồng đội để đối phương ghi bàn.

Xa hơn, trong trận bán kết lượt về bán kết AFF Cup 2016 giữa Việt Nam và Indonesia (7/12/2016), thủ thành dày dạn kinh nghiệm Trần Nguyên Mạnh cũng khiến đoàn quân trong tay HLV Hữu Thắng lâm vào cảnh éo le khi đạp đối phương và nhận thẻ đỏ. Chính việc chơi thiếu người đã khiến ĐTVN không thể bảo toàn kết quả hòa 1-1.

Như vậy, tính ra, chỉ trong vòng chưa đầy một năm, bóng đá Việt Nam đã có tới ba lần ngã đau vì thủ môn, đó là còn chưa kể tới những sai lầm khác ở đấu trường quốc tế nhưng không ảnh hưởng lớn tới cục diện các trận đấu. Tiêu biểu như việc thủ thành số 1 của U18 Việt Nam Thái Hiếu chuyền bóng để đối thủ ghi bàn trong trận mở màn giải U18 Đông Nam Á 2017 với U18 Brunei (U18 Việt Nam thắng 8-1). Chính vì sai lầm trên, Thái Hiếu mới bị HLV Hoàng Anh Tuấn lấy mất vị trí chính thức trao cho Y E Li Nie.

Nhìn từ thực trạng này, cộng thêm việc giới chuyên môn lo lắng thủ thành Đặng Văn Lâm sẽ về Nga sau sự cố ở CLB Hải Phòng, rõ ràng bóng đá Việt Nam đang thực sự thiếu những thủ môn xuất sắc. Trong lần duy nhất ĐTVN lên ngôi tại AFF Cup, thủ thành Dương Hồng Sơn đã chơi cực kỳ xuất sắc và trở thành điểm tựa cho toàn đội. Đáng tiếc, sau khi thủ thành người Nghệ An chia tay sự nghiệp, bóng đá Việt Nam chưa có cái tên nào khiến người hâm mộ yên tâm.

Đâu là nguyên nhân?

Việc các thủ môn, ở nhiều cấp độ liên tiếp mắc sai lầm đặt ra câu hỏi liệu công tác đào tạo thủ môn của bóng đá Việt Nam đã đáp ứng được yêu cầu phát triển? Ông Nguyễn Tấn Anh, Trưởng đoàn Bóng đá HAGL, một trong những CLB đầu tư nhiều nhất cho đào tạo trẻ thừa nhận: Chúng tôi có đào tạo thủ môn nhưng thực tế là không được chuyên biệt và quá chuyên sâu. Vị trí thủ môn cũng rất đặc thù nên tìm được một cầu thủ có những tố chất phù hợp không hề đơn giản.

Tuy nhiên, theo chuyên gia Trịnh Minh Huế, không riêng thủ môn mà cả hệ thống đào tạo trẻ của chúng ta vẫn chưa thực sự tốt. “Sai lầm của thủ môn thường cụ thể và ảnh hưởng trực tiếp tới trận đấu. Điều đó khiến người hâm mộ có cảm giác mỗi lần các đội tuyển thua tất cả là do lỗi thủ môn. Nhưng nếu hậu vệ chơi tốt, tiền vệ đánh chặn chơi tốt thì thủ môn cũng sẽ hạn chế phải đối mặt với tình huống nguy hiểm”, ông Huế phân tích.

Ông Huế cũng cho rằng, sai lầm của thủ môn rất đáng báo động nhưng lỗi chính là do hệ thống tổ chức thi đấu của bóng đá Việt Nam chưa hoàn thiện. “Không riêng thủ môn, nhiều vị trí khác khi lên tuyển đều chỉ được thi đấu chừng 20-30 trận. Trong khi đó, ngay Thái Lan họ cũng thi đấu tới 50-60 trận. Việc thi đấu nhiều sẽ rèn luyện bản lĩnh, nâng cao năng lực chuyên môn chứ chỉ đào tạo kỹ năng, động viên tinh thần chưa giải quyết được vấn đề. Ít được thi đấu cọ xát thì cóng ở những tình huống quyết định là điều dễ hiểu”.

Đồng quan điểm, cựu thủ môn ĐTVN Dương Hồng Sơn khẳng định: “Năng lực của các em tốt, có kỹ thuật nhưng kinh nghiệm trận mạc còn quá ít dễ dẫn đến căng cứng khi vào trận, nhất là những trận đấu có áp lực lớn. Tôi lấy ví dụ như thủ môn Minh Long của U22 Việt Nam, em bắt chính ở tuyển nhưng tại CLB lại rất ít khi được ra sân nên chắc chắn sự nhạy bén tình huống không được tốt”. Quả bóng vàng Việt Nam 2008 còn cho rằng, việc người hâm mộ, giới chuyên môn quá khắt khe với những sai lầm của các thủ môn sẽ càng khiến họ bị đè nặng tâm lý mỗi lần ra sân, kéo theo sự bất ổn về chuyên môn.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Gia Hưng ([Tên nguồn])
Đội tuyển Việt Nam Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN