Trận đấu nổi bật

Xem thêm

Lào vs Philippines
Logo Lào - LAO Lào
-
Logo Philippines - PHI Philippines
-
Việt Nam vs Indonesia
Logo Việt Nam - VIE Việt Nam
-
Logo Indonesia - IDN Indonesia
-
Atlético Madrid vs Getafe
Logo Atlético Madrid - ATM Atlético Madrid
-
Logo Getafe - GET Getafe
-
Brighton & Hove Albion vs Crystal Palace
Logo Brighton & Hove Albion - BHA Brighton & Hove Albion
-
Logo Crystal Palace - CRY Crystal Palace
-
Bologna vs Fiorentina
Logo Bologna - BOL Bologna
-
Logo Fiorentina - FIO Fiorentina
-
Heidenheim vs Stuttgart
Logo Heidenheim - HDH Heidenheim
-
Logo Stuttgart - VFB Stuttgart
-
Manchester City vs Manchester United
Logo Manchester City - MCI Manchester City
-
Logo Manchester United - MUN Manchester United
-
RB Leipzig vs Eintracht Frankfurt
Logo RB Leipzig - RBL RB Leipzig
-
Logo Eintracht Frankfurt - SGE Eintracht Frankfurt
-
Southampton vs Tottenham Hotspur
Logo Southampton - SOU Southampton
-
Logo Tottenham Hotspur - TOT Tottenham Hotspur
-
Chelsea vs Brentford
Logo Chelsea - CHE Chelsea
-
Logo Brentford - BRE Brentford
-
Milan vs Genoa
Logo Milan - MIL Milan
-
Logo Genoa - GEN Genoa
-
PSG vs Olympique Lyonnais
Logo PSG - PSG PSG
-
Logo Olympique Lyonnais - OL Olympique Lyonnais
-
Barcelona vs Leganés
Logo Barcelona - BAR Barcelona
-
Logo Leganés - LEG Leganés
-
Lazio vs Inter Milan
Logo Lazio - LAZ Lazio
-
Logo Inter Milan - INT Inter Milan
-
AFC Bournemouth vs West Ham United
Logo AFC Bournemouth - BOU AFC Bournemouth
-
Logo West Ham United - WHU West Ham United
-
Campuchia vs Timor-Leste
Logo Campuchia - CAM Campuchia
-
Logo Timor-Leste - TLS Timor-Leste
-
Singapore vs Thái Lan
Logo Singapore - SGP Singapore
-
Logo Thái Lan - THA Thái Lan
-
Myanmar vs Lào
Logo Myanmar - MYA Myanmar
-
Logo Lào - LAO Lào
-
Philippines vs Việt Nam
Logo Philippines - PHI Philippines
-
Logo Việt Nam - VIE Việt Nam
-
Monaco vs PSG
Logo Monaco - ASM Monaco
-
Logo PSG - PSG PSG
-
Espanyol vs Valencia
Logo Espanyol - ESP Espanyol
-
Logo Valencia - VAL Valencia
-
Malaysia vs Singapore
Logo Malaysia - MAS Malaysia
-
Logo Singapore - SGP Singapore
-
Thái Lan vs Campuchia
Logo Thái Lan - THA Thái Lan
-
Logo Campuchia - CAM Campuchia
-

Đội tuyển Việt Nam và những câu hỏi vĩ mô

Các thất bại liên tiếp ở vòng loại thứ 3 World Cup 2022 khu vực châu Á đã khiến đội tuyển Việt Nam cũng như HLV Park Hang-seo phải đối mặt với các câu hỏi vĩ mô. Chúng ta chắc chắn không có cửa đến World Cup 2022. Vậy, sau vòng loại thứ 3 là gì? AFF Cup liệu có đủ thỏa mãn bóng đá Việt Nam vào lúc này?

  

Những câu hỏi vĩ mô

Lần đầu tiên kể từ khi HLV Park Hang-seo nhận chức HLV trưởng các đội tuyển bóng đá Việt Nam, chiến lược gia người Hàn Quốc phải chịu áp lực về tương lai, chịu sức ép từ người hâm mộ, giới truyền thông và thậm chí là các ông bầu. Đây là điều dễ hiểu, bởi lẽ chúng ta đã phải chịu chuỗi trận thua tệ hại nhất gần một thập kỷ qua.

HLV Park Hang-seo.

HLV Park Hang-seo.

Bản thân HLV Park Hang-seo cũng ý thức rất rõ về sự cuồng nhiệt của người hâm mộ bóng đá Việt Nam. Chỉ sau một năm, ông đã hiểu người Việt Nam thích bóng đá, nhưng chỉ là bóng đá chiến thắng. Tuy nhiên, hiểu là một chuyện, đưa ra giải pháp giải quyết vấn đề lại là câu chuyện hoàn toàn khác.

HLV Park Hang-seo không thể chứng minh ông đã quyết định đúng, đã đưa ra chiến thuật và điều chỉnh phù hợp nhất nếu tuyển Việt Nam cứ thua cuộc. Cho dù tất cả đều biết các đối thủ ở vòng loại thứ 3 World Cup 2022 đều mạnh hơn hẳn Việt Nam, nhưng không nhiều người sẵn sàng cảm thông và chấp nhận kết quả thua 100% như hiện tại.

Và quan trọng hơn, nếu tuyển Việt Nam không thể so tài sòng phẳng với các đội bóng thuộc nhóm mạnh nhất châu Á - chính xác là top 12 ở thời điểm này thì chúng ta cần những gì để thay đổi điều đó trong tương lai? Liệu chiến thắng tại AFF Cup vào cuối năm nay có nhiều ý nghĩa nữa hay không, khi khoảng cách giữa Đông Nam Á và đỉnh châu Á quá lớn? Chúng ta sẽ phải làm gì để thoát khỏi “ao làng”, điều mà Thái Lan từng thất bại trong quá khứ và quay lại vòng quay luẩn quẩn.

Bóng đá Việt Nam cần một bước tiến mới nhưng HLV Park Hang-seo còn gì mới sau 4 năm đã qua. Có phải, bóng đá Việt Nam đã đến điểm tới hạn cho một chu kỳ phát triển và bây giờ, là lúc chúng ta phải chấp nhận đi ngang hoặc thậm chí đi xuống hay không?

Đó là những câu hỏi mang tầm vĩ mô mà có lẽ, bản thân HLV Park Hang-seo cũng không thể đưa ra câu trả lời khi mà ông liên tục phải “phân thân” cầm quân cả đội U23 và tuyển quốc gia Việt Nam. Chiến lược gia người Hàn Quốc rõ ràng quá bận rộn để nghĩ về cái mới. Ông đã có công thức mang đến thành công và ông không có lý do gì thay đổi điều đó - ít nhất đến khi chịu sức ép như hiện tại.

Tuy nhiên, sự phát triển của đội tuyển chỉ đến khi cả nền bóng đá dịch chuyển. Chúng ta không thể mong đợi năm nào cũng có Quang Hải mới, Hoàng Đức mới, hay cả một thế hệ tài năng vượt trội như của HAGL. Nên nhớ, HAGL sau thành công với khóa 1 của học viện JMG đã và đang đi vào ngõ cụt. Các học viện khác vẫn có ngôi sao mới, nhưng làm sao để các tài năng đó vượt qua ngưỡng của đàn anh hiện tại? Đó là câu hỏi không có lời giải đáp với hệ thống bóng đá hiện tại của Việt Nam, khi giải vô địch quốc gia không được xem trọng đúng mức, khi các CLB vẫn chưa thể tự nuôi sống mình.

Chấp nhận thực tế

Dù muốn hay không, chúng ta cũng phải thừa nhận bóng đá Thái Lan đã đi trước Việt Nam một bước. Hành trình của hai đội tuyển cũng rất tương đồng. Thái Lan thống trị khu vực Đông Nam Á trong thời gian dài trước khi ôm mộng bước ra biển lớn châu lục. Năm 2016, họ lọt vào vòng loại cuối cùng đến World Cup 2018 cùng thế hệ được xem là xuất sắc nhất lịch sử. Dưới sự dẫn dắt của huyền thoại Kiatisuk, người Thái Lan tràn đầy hy vọng “hóa rồng”.

Tuy nhiên, “Voi chiến” kết thúc vòng loại thứ 3 World Cup 2018 với vị trí bét bảng. Họ chỉ giành được 2 điểm sau 10 trận đấu (hòa 2, thua 8). Sau thất bại thảm hại đó, HLV Kiatisuk chịu áp lực phải từ chức. Cho đến thời điểm Kiatisuk bước xuống, người Thái Lan vẫn tin rằng đội bóng của họ có thể bứt phá với một HLV khác xuất sắc hơn, phù hợp hơn. Thế nhưng, mọi chuyện diễn ra theo chiều ngược lại.

Vòng loại thứ 3 World Cup 2018 chính là đỉnh cao nhất mà tuyển Thái Lan có thể đạt được. Những năm sau, họ ngày càng lún sâu vào khủng hoảng và mất luôn cả thế thống trị ở nơi họ từng xem là “ao làng”. Ngay cả khi mời về các HLV lừng danh từng có kinh nghiệm tham dự World Cup, Thái Lan cũng không thoát ra được vòng luẩn quẩn này. Đến năm nay, họ thậm chí lại mong ước HLV Kiatisuk trở lại.

Câu chuyện tương tự đang diễn ra với tuyển Việt Nam. Trong một nền bóng đá không phát triển đúng hướng, tuyển Việt Nam đã thành công vượt ngoài kỳ vọng ban đầu. Và đến khi đạt đỉnh, chúng ta chỉ còn cách… đi xuống. Những giải đấu tiếp theo sẽ là thử thách thực sự với tuyển Việt Nam, với Liên đoàn Bóng đá Việt Nam và người hâm mộ Việt Nam thay vì với HLV Park Hang-seo và Ban huấn luyện của ông.

Chúng ta sẽ phải chấp nhận thực tế, chấp nhận thất bại và chấp nhận các thành công ở trong giới hạn của bản thân. Bảo vệ thành công chức vô địch AFF Cup sẽ là thành công lớn. Giữ được HCV SEA Games cũng vậy. Trong khi đó, nếu U23 Việt Nam bị loại sớm ở giải U23 châu Á 2022 hay tuyển Việt Nam thảm bại tại Asian Cup 2023, thì đó cũng là chuyện bình thường.

Tuyển Việt Nam chỉ cần thay HLV khi nào chúng ta cần một phong cách khác, một sự tươi mới trong lối chơi chứ không phải thay HLV để hướng đến thành công lớn hơn. Bởi lẽ, đó là chuyện viển vông, ít nhất trong giai đoạn này.

HLV Park Hang-seo thành công và tại vị lâu nhất lịch sử tuyển Việt Nam

Đến thời điểm này, HLV Park Hang-seo đã có tròn 4 năm dẫn dắt tuyển Việt Nam, tuyển U23 và Olympic Việt Nam. Ông trở thành chiến lược gia có thời gian tại vị lâu nhất kể từ khi bóng đá Việt Nam trở lại với đấu trường quốc tế và gia nhập AFF vào năm 1995.

Tính từ năm 1995 đến nay, tuyển Việt Nam đã có 22 đời HLV (tính cả tạm quyền) và có đến 21 đời HLV tại vị không quá 2 năm. Trường hợp duy nhất ngồi ghế nóng được 3 năm trước HLV Park Hang-seo là Henrique Calisto (tháng 3/2008 đến tháng 3/2011). Giống như HLV Park Hang-seo, HLV người Bồ Đào Nha tạo ra vị thế vững chắc nhờ thành công ngay lập tức, cụ thể là chức vô địch AFF Cup 2008. Để có 4 năm tại vị như hiện nay, HLV Park Hang-seo đã liên tục gặt hái thành công cho bóng đá Việt Nam. Bên cạnh các kỳ tích như vào chung kết U23 châu Á, bán kết ASIAD hay vào đến vòng loại World Cup cuối cùng, HLV người Hàn Quốc cũng giúp Việt Nam giành các danh hiệu “cơ bản” là AFF Cup và HCV SEA Games. Có thể nói, rất khó có HLV nào vượt qua thành tích của HLV Park Hang-seo.

Nguồn: [Link nguồn]

Bảng xếp hạng đội tuyển Việt Nam ở vòng loại thứ 3 World Cup 2022, khu vực châu Á

Cập nhật liên tục bảng xếp hạng của đội tuyển Việt Nam ở vòng loại thứ 3 World Cup 2022 khu vực châu Á. Giải đấu...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo An Khánh ([Tên nguồn])
Đội tuyển Việt Nam Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN