Trận đấu nổi bật

Xem thêm

U23 Qatar vs U23 Nhật Bản
Logo U23 Qatar - QAT U23 Qatar
-
Logo U23 Nhật Bản - JPN U23 Nhật Bản
-
U23 Hàn Quốc vs U23 Indonesia
Logo U23 Hàn Quốc - KOR U23 Hàn Quốc
-
Logo U23 Indonesia - IDN U23 Indonesia
-
Brighton & Hove Albion vs Manchester City
Logo Brighton & Hove Albion - BHA Brighton & Hove Albion
-
Logo Manchester City - MCI Manchester City
-
U23 Uzbekistan vs U23 Saudi Arabia
Logo U23 Uzbekistan - UZB U23 Uzbekistan
-
Logo U23 Saudi Arabia - KSA U23 Saudi Arabia
-
U23 Iraq vs U23 Việt Nam
Logo U23 Iraq - IRQ U23 Iraq
-
Logo U23 Việt Nam - VIE U23 Việt Nam
-
West Ham United vs Liverpool
Logo West Ham United - WHU West Ham United
-
Logo Liverpool - LIV Liverpool
-
Wolverhampton Wanderers vs Luton Town
Logo Wolverhampton Wanderers - WOL Wolverhampton Wanderers
-
Logo Luton Town - LUT Luton Town
-
Newcastle United vs Sheffield United
Logo Newcastle United - NEW Newcastle United
-
Logo Sheffield United - SHU Sheffield United
-
Manchester United vs Burnley
Logo Manchester United - MUN Manchester United
-
Logo Burnley - BRN Burnley
-
Fulham vs Crystal Palace
Logo Fulham - FUL Fulham
-
Logo Crystal Palace - CRY Crystal Palace
-
Everton vs Brentford
Logo Everton - EVE Everton
-
Logo Brentford - BRE Brentford
-
Aston Villa vs Chelsea
Logo Aston Villa - AVL Aston Villa
-
Logo Chelsea - CHE Chelsea
-
Tottenham Hotspur vs Arsenal
Logo Tottenham Hotspur - TOT Tottenham Hotspur
-
Logo Arsenal - ARS Arsenal
-
AFC Bournemouth vs Brighton & Hove Albion
Logo AFC Bournemouth - BOU AFC Bournemouth
-
Logo Brighton & Hove Albion - BHA Brighton & Hove Albion
-
Nottingham Forest vs Manchester City
Logo Nottingham Forest - NFO Nottingham Forest
-
Logo Manchester City - MCI Manchester City
-
Bayern Munich vs Real Madrid
Logo Bayern Munich - FCB Bayern Munich
-
Logo Real Madrid - RMA Real Madrid
-
Borussia Dortmund vs PSG
Logo Borussia Dortmund - BVB Borussia Dortmund
-
Logo PSG - PSG PSG
-
Roma vs Bayer Leverkusen
Logo Roma - ROM Roma
-
Logo Bayer Leverkusen - LEV Bayer Leverkusen
-
Olympique Marseille vs Atalanta
Logo Olympique Marseille - OM Olympique Marseille
-
Logo Atalanta - ATA Atalanta
-

Bóng đá VN: Thấy gì qua “hội làng”?

Nhiều người gọi Hội nghị Tổng kết bóng đá Việt Nam mùa 2012 là hội làng vì cái cảnh cãi và đấu nhau như mổ bỏ.

Ông Chủ tịch CLB Thanh Hóa Nguyễn Văn Đệ “cú” chuyện bị chỉ mặt cảnh cáo chung với một số ông bầu ở Hội nghị sơ kết giai đoạn 1 “tội” cho tiền các trọng tài để thổi có lợi cho đội bóng của mình. Từ sự cay cú đấy, ông Đệ chỉ ra hàng loạt những bất cập, bất hợp lý trong việc tồn tại VPF và đề nghị xóa sổ tổ chức này.

Ông Đệ sau đó đã được phong là “hot boy” giống bầu Kiên một năm trước đã cho “nổ” tại hội nghị và là tiền đề cho một cuộc thay đổi lớn trong bộ máy điều hành giải. Tuy nhiên cái cách mà ông Đệ tiếp cận với Hội nghị Tổng kết và mục đích lại khác rất xa với kịch bản rất tài tình của ông Kiên.

Bóng đá VN: Thấy gì qua “hội làng”? - 1

Bầu Đệ bức xúc với cách làm của VPF

Bài “luận tội” của ông Đệ lập tức bị phản ứng gay gắt. Hội trường không khó để nhìn thấy ông Phó Chủ tịch HĐQT, Đoàn Nguyên Đức nhấp nha nhấp nhổm đứng ngồi không yên và lúc nào cũng như muốn nhổ ghế đứng lên "cướp diễn đàn".

Nói các ông bầu có thói quen làm lớn và toàn quyền trong các hội nghị do mình làm chủ để “chữa” cho thái độ của nhiều ông bầu tại hội nghị trên là bao biện. Hôm đấy rõ ràng Chủ tịch đoàn bất lực với cái cảnh nhao nhao phản biện của những ông bầu hay nói đúng hơn là của “phe” VPF và cá nhân bầu Đệ.

Cứ xem cái cách bầu Đức “dập” ông Đệ thì ai cũng thấy và ai cũng ngại chuyện cay cú, góp ý nặng nề sẽ bị “ném đá”. Và ông Đệ sau đó thì không còn giữ được sự lịch lãm khi không dưới hai lần đứng lên từ hàng ghế cãi ngang và thậm chí còn thách thức bầu Đức: “Muốn gì tôi với anh ra ngoài chơi!”

Bóng đá Việt Nam bây giờ ngồi lại để góp ý với nhau hay cùng xây dựng cho nhau một cách tử tế sao khó quá!

Cái khó không phải vì mỗi người mỗi ý mà vì ai cũng nhắm đến quyền lợi và nhằm phục vụ ý đồ riêng.

Bóng đá Việt Nam sau giai đoạn tất cả đều gật hoặc nín thinh chịu trận (thời VFF quản lý giải) thì bây giờ lâm vào cảnh tranh nhau và cả xâu xé như mổ bò.

Nhiều người gọi đấy là văn hóa bóng đá mà khi “say” thì nhiều quan chức cũng xắn tay, bặm môi và thậm chí là văng tục ngay tại chỗ ngồi trịnh trọng của mình vì bất đồng với một bài phát biểu.

Cuối cùng thì phần thu được từ Hội nghị Tổng kết đấy là gì?

Bóng đá VN: Thấy gì qua “hội làng”? - 2

Không khí căng thẳng

Một ông bầu mở màn cho việc “truất quyền” VPF mà kể từ sau khi bầu Kiên bị bắt, không khó để nhìn ra VFF đang cố lấy lại những gì đã mất. Nói đúng hơn là "phần bánh" ở V-League và giải hạng Nhất quá lớn nên nhiều thành viên ở VFF không muốn ngồi ngoài chấp nhận kiểu chia phần một mâm cho tập thể qua cổ phần lớn của VFF trong VPF.

Cá nhân tôi ủng hộ ông Đệ trong việc đề nghị các ông bầu rút ra khỏi VPF để tránh hiện tượng vừa đá bóng vừa thổi còi tuy nhiên không vì thế mà phủ nhận những gì VPF đã làm.

Thời VPF mới có chuyện chỉ mặt từng ông bầu còn chơi bóng đá theo kiểu cho tiền gửi gắm trọng tài và làm hư trọng tài; thời VPF mới có chuyện trọng tài chưa ngoan là cất; cũng thời VPF mới có chuyện trọng tài không phải lo tiền đi taxi từ Nội Bài về Hà Nội chỉ vài chục ngàn và ở thì phải ghép để có đồng dư góp thêm vào tiền làm nhiệm vụ.

Cái được của VPF là kiếm thêm, đồng thời giảm chi cho các đội vốn hàng năm nặng gánh với chi phí nuôi đội. Điều đấy khác rất xa so với trước đó là những người ở dưới trực tiếp làm nhiệm vụ thì bị "bóp" lại ở dưới để phình ra ở trên nơi rất nhiều người ké vào chức này, chức kia để hưởng 2 đầu lương và được chia nhiều phần “ẩn”…

Ông Đệ phát biểu có những phần đúng nhưng nếu ông tách bạch với chuyện góp ý và cay cú thì ông sẽ không bị “ném đá” và có khi thành người hùng.

Một Hội nghị kết thúc trong cảnh hội làng để lại nhiều lo lắng cho tương lai của bóng đá Việt Nam ngay từ mùa giải mới sắp tiến hành. Bởi điều người hâm mộ mong mỏi và lo lắng nhất không phải là các vị “mổ bò” như thế nào mà là làm sao để người tốt đừng bỏ bóng đá và nỗi ám ảnh thích thì chơi không thích thì buông của nhiều ông bầu cứ nhân danh vì bóng đá.

Chiếc áo của mùa 2012 vá quá nhiều chỗ trong khi chiếc áo mới chưa mặc vào đã xộc xệch và… thiếu túi.

VFF thêm Phó Chủ tịch và câu chuyện sắp ghế

Ông Phó Chủ tịch VFF phụ trách truyền thông Nguyễn Lân Trung lỡ lời phát biểu: “Mời anh Hỷ tặng hoa cho tân Chủ tịch…” khiến cả hội trường cười ầm lên. Sau phát biểu nhầm này, đâu đó có những tiếng nói lớn “VFF lộ hàng sớm quá!”.

Vẫn biết đó chỉ là những câu nói đùa nhưng trong đó có hàm ý về sự sắp ghế mà bóng đá Việt Nam lâu nay vẫn chịu ảnh hưởng từ “tròng” Tổng cục.

Thực chất thì lâu nay bóng đá Việt Nam hoạt động, vai trò quản lý của Nhà nước quá kém nên mới dẫn đến tình trạng như hiện nay. Việc lập VPF vội vàng và thiếu chính kiến lẫn bị động từ VFF đến Bộ VH-TT&DL là một minh chứng. Ở đây chính cấp quản lý Nhà nước là Tổng cục TDTT và cả cơ quan chủ quản cấp trên đã không thể kiểm soát hay nói đúng hơn là "lơ theo thời thế" vì cứ nghĩ rằng mấy ông ở VPF có “ông đỡ” và đụng đến VPF thì cũng là đụng đến “thượng tầng”. Sẽ khó bảo toàn được cái ghế mình đang ngồi.

Việc thêm Phó Chủ tịch VFF là người của Tổng cục chắc chắn nằm trong chỉ đạo của Bộ, nhưng tại sao đến giờ (sau khi bầu Kiên bị bắt) nó mới được thực hiện?

Nhiều người cứ lo ngại đây là bước chuẩn bị cho việc ông Hỷ hạ cánh an toàn và sẽ có ngay Chủ tịch mới là người Nhà nước. Cũng nhiều người lo ngại có sự chỉ đạo của người Nhà nước vào sẽ rối nhưng trong bối cảnh của bóng đá Việt Nam hiện nay cùng đặc thù quản lý của chúng ta thì đấy là điều bắt buộc, là luật bất thành văn.

Điều đấy không xấu về mặt tổ chức nhưng chỉ sợ là ông tân Phó Chủ tịch Phạm Văn Tuấn là sếp ở Tổng cục nhưng ngồi vào bộ máy của tổ chức xã hội lâu ngày rồi sớm bị “hòa tan” hay phải theo guồng thì việc đặt chỗ của Bộ VH-TT&DL vào VFF xem như vô tác dụng.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Nguyễn Nguyên ([Tên nguồn])
Bình luận của Nguyễn Nguyên Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN