Nghịch lý giao dịch BĐS èo uột, giá bán vẫn tăng mạnh

Trái ngược với sự ảm đạm của thị trường BĐS thời gian gần đây, giá bán ở nhiều phân khúc vẫn ghi nhận đà tăng mạnh so với cùng kỳ năm 2020.

Theo "Báo cáo tình hình thị trường BĐS Việt Nam Quý II và 6 tháng đầu năm 2021" mới được Hội môi giới BĐS Việt Nam công bố cho biết ảnh hưởng của đợt dịch Covid-19 lần thứ 4 từ đầu quý 2/2021 đã tác động rất lớn cho nền kinh tế nói chung và thị trường bất động sản nói riêng.

Dù vậy, báo cáo gây bất ngờ khi cho biết thời gian gần đây, dù lượng giao dịch BĐS giảm sâu nhưng giá bất động sản vẫn tăng mạnh, trái ngược với quy luật thường thấy.

Theo Hội môi giới BĐS Việt Nam, lượng giao dịch BĐS giảm mạnh nhưng giá bán vẫn có xu hướng tăng

Theo Hội môi giới BĐS Việt Nam, lượng giao dịch BĐS giảm mạnh nhưng giá bán vẫn có xu hướng tăng

Ông Nguyễn Văn Đính – Phó Chủ tịch Thường trực, Tổng Thư ký Hội môi giới bất động sản (BĐS) Việt Nam nhận định: "Giá bất động sản tăng là do bị đẩy giá".

Theo ông Đính, ảnh hưởng Covid-19, thu nhập người dân trên tổng thể bị suy giảm. Và theo nguyên lý kinh tế vĩ mô, đường cầu giảm đi, giá bán cũng bị áp lực giảm.

Nhưng trên thực tế thị trường lại cho thấy những dấu hiệu không phù hợp quy luật và nguyên lý, đó là: Cầu thực giảm, thể hiện ở số lượng giao dịch giảm, nhưng tổng tiền vào thị trường có nhu cầu đầu tư bất động sản lại đang cho thấy có dấu hiệu mạnh lên.

Phân tích nguyên nhân hiện tượng này, ông Đính cho rằng, do một lượng lớn tiền rút từ các lĩnh vực, thị trường khác (chứng khoán, ngoại hối, các ngành kinh tế suy yếu khác) đang đổ mạnh vào bất động sản tìm cơ hội đầu tư mua sắm. "Áp lực đẩy đường cầu dịch phải đồng nghĩa tạo áp lực tăng giá bán hoặc tăng sản xuất hàng hóa", ông Đính lý giải.

Cùng với đó, ông Nguyễn Văn Đính cũng cho rằng thực tế hiện nay giá BĐS tương lai cũng đang đối mặt với áp lực phải tăng giá, nguyên nhân do nhiều yếu tố.

Giá đất trên thị trường sau cơn sốt nhiều nơi vẫn còn ở mức cao nên đền bù giải phóng mặt bằng sẽ cao. Ngoài ra, khung giá đất ở rất nhiều địa phương bị điều chỉnh tăng lên 15%, vật liệu xây dựng và các yếu tố đầu tư xây dựng đều đã tăng khoảng 50% (nhóm chi phí này chiếm tỷ trọng trên 50% giá thành đầu vào bất động sản) cũng tác động đến giá bất động sản. Cùng với đó, thủ tục phê duyệt dự án kéo rất dài, do vướng mắc quy định pháp luật dẫn đến tăng chi phí và chi phí cơ hội là rất cao.

Để thị trường bất động sản Việt Nam phát triển ổn định, bền vững trong thời gian tới, Ông Nguyễn Văn Đính cũng đưa ra một số khuyến nghị:

Đẩy nhanh hơn nữa quá trình sửa đổi quy định pháp luật để cải thiện nguồn cung cho thị trường bất động sản.

Kiểm soát lạm phát, tăng giá mạnh các yếu tố đầu vào của bất động sản.

Sớm kiểm soát được dịch bệnh và kích thích phát triển kinh tế ở các lĩnh vực kinh tế khác ngành bất động sản. Qua đó, điều chỉnh các dòng vốn F0 về đúng mục tiêu để hiệu quả hóa nguồn lực quốc gia.

Nhiều tòa nhà treo biển cho thuê trong mùa dịch

Nhiều tòa nhà treo biển cho thuê trong mùa dịch

Trước đó, TS Sử Ngọc Khương, Giám đốc cấp cao, Savills Việt Nam nhận định ảnh hưởng của dịch Covid-19 đã khiến thị trường BĐS bị chững lại: "Với tình trạng an ninh thắt chặt, các nhà đầu tư trong và ngoài nước không có nhiều điều kiện thuận tiện trong việc đi lại, giao thương, thị trường bất động sản thời gian gần đây chứng kiến sức mua giảm, các nhà đầu tư đều ở trong trạng thái dè chừng và thận trọng khi quyết định đầu tư bất động sản”.

TS Khương cũng cho biết trong kịch bản thị trường hồi phục, bất động sản nhà ở sẽ là thị trường sôi động nhất vì nhu cầu thực về nhà ở vẫn là nhu cầu bức thiết của người dân.

Trong khi đó, giải thích về đà tăng giá của thị trường BĐS thời gian qua ông Matthew Powell, Giám đốc Savills Hà Nội nhận định, hiện tượng tăng giá BĐS trong đó có căn hộ chung cư thời gian vừa qua đã phản ánh đúng niềm tin của nhà đầu tư, đồng thời tạo ra sự cạnh tranh tích cực trong thị trường.

Về triển vọng, ông Matthew Powell cho biết: “Một khi dịch bệnh được kiểm soát, các địa phương có thể thu hút không chỉ đầu tư nội tỉnh mà còn các nhà đầu tư từ các địa phương khác cũng như quốc tế. Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng cũng các địa phương trong vùng trọng điểm phát triển kinh tế sẽ vẫn thu hút được nhiều sự quan tâm của các nhà đầu tư”.

Theo vị Giám đốc Savills Hà Nội, với các nhà đầu tư cá nhân, khi có ý định đầu tư bất kỳ loại hình phân khúc bất động sản nào, nhà đầu tư cần nhớ tới quy tắc quan trọng nhất: “luôn nghiên cứu kỹ loại hình đầu tư và những tiềm năng phát triển của bất động sản đó trong tương lai. Việc thu thập các thông tin chính xác và đáng tin cậy về hoạt động phát triển cơ sở hạ tầng, về quy hoạch đã được công bố và xác nhận giúp nhà đầu tư không chạy theo đám đông với những thông tin chưa được kiểm chứng”.

Nguồn: [Link nguồn]

Giữa “bão” Covid-19, hai loại hình BĐS này được dự báo vẫn rất sôi động

Làn sóng Covid-19 năm nay tiếp tục gây ảnh hưởng đến nguồn cung và quy mô mở bán của nhiều sản phẩm BĐS, tuy nhiên trước...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Trung Kiên ([Tên nguồn])
Thị trường bất động sản Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN