Ám ảnh "cạm bẫy" condotel

Cam kết lợi nhuận của doanh nghiệp condotel trên thị trường bất động sản (BĐS) với khách hàng khiến các nhà đầu tư condotel không còn mấy mặn mà. Nhiều khách hàng giờ hối hận vì đã “chôn” cả trăm tỷ vào condotel.

Condotel là nơi chôn vốn hàng trăm tỷ đồng của nhà đầu tư .

Condotel là nơi chôn vốn hàng trăm tỷ đồng của nhà đầu tư .

Nhà đầu tư “ôm hận” vì condotel

Ông Mai Huy Tân, nhà sáng lập xúc xích Đức Việt, nhà đầu tư gần 600 tỷ vào một dự án condotel “đình đám” tại Đà Nẵng cho hay, ông đang “lâm” vào nguy cơ phá sản khi chủ đầu tư chấm dứt trả lãi theo cam kết.

Ông Tân cho biết, trong số gần 600 tỷ đầu tư tại dự án ở Đà Nẵng gồm condotel, Boutique hotel và villa, ông đã ký vay 402 tỷ đồng theo cam kết 3 bên với một ngân hàng đứng ra bảo lãnh cho dự án, số còn lại là vốn cá nhân. Lãi suất ban đầu được hỗ trợ là hơn 8%/năm nhưng hiện tại đang chịu lãi suất là 10,4%/năm.

“Doanh nghiệp dừng cam kết trả lợi nhuận condotel là cơn ác mộng với nhà đầu tư như tôi. Tôi hoàn toàn không có khả năng thanh toán. Cty Nhịp cầu Việt Đức của tôi đang triển khai những dự án lớn về rác thải ở Đà Nẵng và các thành phố khác sẽ phá sản”, ông Tân nói.

Ông Tân chia sẻ, thực sự ông đang là nạn nhân của chủ đầu tư với cam kết lợi nhuận như cái “bẫy” mà chủ đầu tư “giăng” ra. “Trong 2 năm qua (2017, 2018), chủ đầu tư đã trả đủ 67,7 tỷ đồng/năm theo cam kết với chúng tôi. Số còn lại, khoảng 54 tỷ đồng theo cam kết hợp đồng mua bán chúng tôi chưa nhận được”, ông Tân nói.

Cũng ông Tân cho biết, ông dùng toàn bộ thu nhập cam kết này để  trả nợ cho ngân hàng, bao gồm 74 tỷ đồng nợ gốc, 76 tỷ đồng lãi. “Đến thời điểm này, tôi không lấy đâu ra tiền để trả lãi ngân hàng nữa. Tôi đã liên lạc với đại diện của chủ nhà băng này nhiều lần nhưng không được. Tài sản thì ngân hàng giữ chặt nên giờ, tôi gần như trắng tay”, ông Tân bức xúc.

Theo ông Tân, con số chính thức từ chủ đầu tư dự án mà ông mua thông báo, tổng số condotel đã bán là 3.000 căn. Trong đó có những căn được bán với giá lên tới 60 triệu đồng/m2. Ông Tân nhẩm tính, chủ đầu tư đã thu hàng nghìn tỷ đồng của khách hàng khi mua condotel.

“Sau khi bán thành công Cty xúc xích Đức Việt cho đối tác Hàn Quốc, tôi có một số tiền tương đối lớn có thể hưởng tuổi già. Cũng vì quan hệ và những lời giới thiệu hấp dẫn nên tôi quyết định đầu tư khối tài sản vào dự án tại Đà Nẵng với hàng nghìn căn hộ condotel. Năm nay tôi đã 72 tuổi lại còn bị bệnh tim, cú sốc này quá nặng với tôi”, ông Tân nói.

Ông Nguyễn Hải Long một nhà đầu tư thứ cấp đã bỏ hàng chục tỷ đồng để đầu tư dự án condotel ở Đà Nẵng kể, ông đã vay vốn từ tháng 3/2017 để nộp cho chủ đầu tư dự án. Thế nhưng, câu chuyện không suôn sẻ như chủ đầu tư cam kết.

Ngay từ kỳ trả lợi nhuận cam kết đầu tiên của năm 2018 đã bắt đầu xảy ra trục trặc, chủ đầu tư chậm trả khoảng 2 tháng so với cam kết. Lợi nhuận cam kết được trả theo kỳ 6 tháng/lần, theo đó lợi nhuận cam kết được trả vào tháng 6 và tháng 12 hằng năm. Cho đến nay, nhiều người đầu tư vào condotel vẫn chưa nhận được lợi nhuận cam kết của kỳ đầu năm 2019 từ chủ đầu tư...

Vẫn còn “dư chấn”

Theo báo cáo về thị trường BĐS quý III của Bộ Xây dựng (XD), cả nước có 19 dự án với 15.090 căn được Cục Quản lý hoạt động xây dựng (Bộ XD) thẩm định. Đáng chú ý, cơ quan này chỉ thẩm định 198 căn condotel. Không có căn biệt thự du lịch và officetel nào được thẩm định. Cùng đó, Cục Giám định nhà nước và chất lượng công trình xây dựng đã chấp thuận nghiệm thu đưa vào sử dụng 37 dự án với tổng số 15.784 căn nhà ở, 1.945 căn hộ du lịch, 107 căn văn phòng kết hợp  lưu trú.

Bộ Xây dựng dự báo, trong các quý tiếp theo sẽ gần như không có căn condotel hay biệt thự biển mới nào được tung ra thị trường. Những loại hình BĐS mới như condotel, officetel... từng có thời gian bùng nổ trong năm 2016-2017.

Ông Troy Griffiths, Phó Tổng giám đốc Savills Việt Nam nói: Chắc chắn sẽ có thêm các trường hợp dự án condotel không thể đáp ứng được mức lợi nhuận cam kết. Phó Tổng giám đốc Savills Việt Nam cho biết, cách đây 2-3 năm, khi condotel bùng nổ tại Việt Nam, cam kết lợi nhuận là một chính sách độc “chiêu” để hút khách hàng. Chính điều này đã dẫn đến cuộc chạy đua giữa các dự án về mức lợi nhuận cam kết để cạnh tranh.  Dù được cảnh báo nhưng nhà đầu tư dường như “phớt lờ”.

“Các chủ đầu tư thiếu kinh nghiệm thường tính mức lợi nhuận cam kết vào giá bán condotel ban đầu nhưng không đầu tư lại mức chênh lệch này vào dự án.Nhà đầu tư condotel vì vậy không nhận lại được giá trị từ phần chênh lệch mà họ phải trả so với giá thị trường (gọi là phần bù - premium).Do đó, những mức lợi nhuận cam kết rất cao đến mức phi lý trong dài hạn càng trở nên hấp dẫn”, ông Troy Griffiths nói.

Một chuyên gia về BĐS cho rằng, mức lợi nhuận 8-12%/năm chỉ có thể đạt khi thị trường không có sự cạnh tranh. Còn nếu có sự cạnh tranh gay gắt thì mức lợi nhuận chỉ có thể đạt 6%. Do đó, cam kết lợi nhuận chỉ là công cụ bán hàng giúp chủ đầu tư thu hút người mua. Điều này tiềm ẩn rủi ro, nhất là khi hiện tại chưa có cơ chế bảo vệ người mua trong trường hợp chủ đầu tư không tuân thủ cam kết.

Nguồn: [Link nguồn]

Cocobay Đà Nẵng: Ham lợi nhuận 12%, hàng nghìn khách hàng mắc kẹt

Việc chủ đầu tư thông báo dừng chi trả lợi nhuận như cam kết kể từ đầu năm 2020, khiến hàng nghìn khách hàng đã mua...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Ngọc Mai ([Tên nguồn])
Thị trường bất động sản Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN