“Có thiếu tiền không con, để bố mẹ gửi thêm cho”

Tôi nuốt nước mắt vào trong khi nghe giọng bố qua điện thoại. Cúp máy mà nước mắt chực trào. Trời nắng nóng thế này, không biết bố mẹ ở quê thế nào rồi. Thời tiết nắng nóng lên đến 40 độ công việc cửu bạn của bố sẽ cực nhọc lắm, không biết đầu gối bố còn đau không….

Cha mẹ nghèo chắt chiu từng đồng tiền lẻ dành dụm cho con đi học đại học. (Ảnh minh họa)

Cha mẹ nghèo chắt chiu từng đồng tiền lẻ dành dụm cho con đi học đại học. (Ảnh minh họa)

Ngày tôi thông báo đỗ đại học, bố mẹ mừng lắm nhưng tôi biết bố mẹ lo nhiều hơn là mừng. Bởi lẽ, nguồn thu duy nhất của gia đình có vài sào ruộng, còn em trai đang học cấp 3 nên tôi vào đại học có lẽ là “gánh nặng” của bố mẹ.

Bố nói với tôi “bố mẹ cố được mà, chỉ cần con đi học, có cái chữ, thoát khỏi cảnh đồng ruộng khốn khó như bố mẹ thì thế nào bố mẹ cũng cố được, con yên tâm”.

Đêm trước ngày lên Hà Nội nhập học, tôi có nghe được bố bàn với mẹ: “Nhà mình nhận cấy thêm vài sào ruộng nữa bà ạ, tôi sẽ xin đi làm cửu vạn trên thị trấn, còn bà ở nhà trông nom đồng ruộng, đến mùa gặt lúa thì tôi nghỉ vài hôm ở nhà phụ bà thu hoạch. Dù thế nào mình cũng phải lo cho con được đi học cho bằng bạn bằng bè bà ạ”.

Nghe đến đó thôi là hai hàng nước mắt tôi lăn dài, tôi phải chạy ra sau nhà để bố mẹ không nghe thấy tiếng nấc của mình. Tôi biết là kể từ đây tóc bố sẽ bạc nhanh hơn, đôi tay mẹ cũng sẽ dày hơn những vết chai sạn.

Đưa tôi lên nhập trường và tìm nhà trọ xong bố phải về quê để tiếp tục công việc. Trước khi chia tay tôi, ngoài những khoản chi tiêu bố đưa, bố vẫn cố dúi nốt cho tôi những tờ tiền lẻ cuối cùng trong túi và về quê. Nhìn dáng người mảnh khảnh, cái lưng gù gù, gương mặt hốc hác nhưng vẫn lộ rõ sự tự hào về con, tôi tự nhủ mình phải cố gắng nhiều hơn nữa để không phụ lòng của bố mẹ.

Tối nay vừa đi làm thêm về, tôi nhận được cuộc gọi của bố. Câu đầu tiên bố hỏi tôi là “có thiếu tiền không con, để bố mẹ gửi thêm cho”.

- Con vẫn còn tiền mà, bố mẹ không phải lo đâu. Với lại giờ con lớn rồi bố ạ.

Cúp máy mà nước mắt chực trào. Trời nắng nóng thế này, không biết bố mẹ ở quê thế nào rồi. Thời tiết nắng nóng lên đến 40 độ công việc cửu bạn của bố sẽ cực nhọc lắm, không biết đầu gối bố còn đau không…. Thương bố mẹ mà chẳng biết làm thế nào.

Tôi biết là để con cái được ngồi trên giảng đường, bố mẹ cứ “làm bạn” đằng đẵng với những nỗi lo tiền bạc, mãi vẫn chưa thoát ra được. Đứa này chưa ra, đứa khác lại nối tiếp vào.

"Bố ơi, cái nhà trọ hôm trước hai bố con mình tìm ấy, dưới cổng nhà đó có quán cháo dành cho trẻ con mà hôm bố cứ xuýt xoa sao nó rộng thế ấy, họ đang tuyển nhân viên bán cháo bố ạ. Ngay hôm bố về con đã xuống hỏi và được nhận vào làm với thời gian 1 ca làm là 3 tiếng, lương 12 nghìn/tiếng bố ạ.

Thực ra lúc bố gọi là con vừa tan ca làm. Mệt nhoài luôn, lúc này con mới thấm thía việc kiếm tiền không dễ chút nào. Con đứng tê chân cả chiều tối, rồi chạy đi chạy lại, tươi cười mời chào khách mà tính ra được có 36 nghìn tiền lương.

Ngày xưa hồi con còn bé tí, mỗi lần bị bố mắng, con dỗi và bỏ không ăn cơm, bố hay nói “rời bố mẹ ra cháo không có mà húp con ạ”. Nói thực lúc ấy con ức chế nên đã nghĩ rằng “Xời, tuổi trẻ, sức dài vai rộng, việc gì chả làm được, giờ còn lo đói ăn”. Nhưng thực sự hôm nay con thấm lắm, thấm lắm những gì bố hay mắng, kiếm được đồng tiền đúng là không đơn giản bố ạ.

Nghĩ đến đó thôi con càng thấy thương bố mẹ khi lúc nào bố mẹ cũng lam lũ, cực nhọc làm đủ mọi việc để có tiền nuôi anh em con ăn học.

Con lại thấy nhớ quá đôi bàn tay sần sùi, mốc mốc của bố mỗi lúc cẩn thận vuốt phẳng phiu những tờ tiền lẻ cất gọn trong ngăn tủ để dành cho chúng con ăn học….”.

Cảm ơn cuộc đời vì đã cho con được làm con của bố mẹ…"

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Hoàng Thanh ([Tên nguồn])
Giới trẻ ngày nay Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN