Sau Tết, tủ lạnh biến thành... ổ vi khuẩn khổng lồ

Sau Tết, thức ăn thường được "nhét" tùy tiện vào tủ lạnh có thể biến thành thành ổ vi khuẩn, gây bệnh nguy hại.

Sau Tết, tủ lạnh biến thành... ổ vi khuẩn khổng lồ - 1

Sau Tết, thức ăn thường được nhét tùy tiện vào tủ lạnh, có thể biến nơi đây thành thành ổ vi khuẩn, gây bệnh nguy hại

Lâu nay, đông lạnh vẫn được sử dụng phổ biến trong các gia đnh để bảo quản hầu hết các loại thực phẩm. Đặc biệt trong dịp Tết, tủ lạnh thường là nơi “nhét đủ thứ” từ rau củ quả, thực phẩm sống lẫn chín đã qua sử dụng. Với phương thức này, người sử dụng thường an tâm khi nghĩ thức ăn đã được bảo quản an toàn. Tuy nhiên, theo các chuyên gia dinh dưỡng, ngay cả khi ở nhiệt độ thấp 0° hoặc lạnh hơn, cũng chỉ khiến vi sinh vật tạm dừng hoạt động, chứ không thể khử trùng hoặc tiêu diệt chúng.

Trong quá trình bảo quản, chế biến, dưới tác động của vi sinh vật, của môi trường như nhiệt độ, ánh sáng làm cho thức ăn có thể bị biến chất tạo nên những chất độc như histamine, betamin, ceton, aldehyd… Do đó, chỉ nên dự trữ thịt, cá... trong tủ lạnh với một thời gian nhất định rồi đem chế biến chứ không nên để quá lâu.Tùy vào khả năng chịu nhiệt của từng loại thực phẩm, chẳng hạn thịt lợn, gà, vịt chỉ nên để trong 7 ngày; thịt thỏ, chim bồ câu 5 ngày; thịt bò, dê có thể để 10 ngày…Riêng các loại cá không nên lưu giữ quá 2 ngày.

Sau Tết, tủ lạnh biến thành... ổ vi khuẩn khổng lồ - 2

Đồ sống trước khi cho vào tủ lạnh cần được rửa sạch, cho vào túi, hộp sạch, kín.

Thịt sống, trứng dập, sữa (đã mở, không đậy kín) là môi trường lý tưởng cho vi khuẩn sinh sôi. Vì thế, nếu tùy tiện có gì cũng tống vào tủ lạnh, bạn có thể biến nơi bảo quản thức ăn thành ổ vi khuẩn, gây bệnh. Đồ sống và chín cần để ở các ngăn riêng biệt; đồ sống trước khi cho vào tủ lạnh cần được rửa sạch, cho vào túi, hộp sạch, kín. Trữ đồ ăn thừa trong vật chứa sạch, có nắp đậy kín hoặc bọc kín bằng màng nilong. Nên chia đồ ăn thừa vào các hộp đựng nhỏ, nông để chúng được làm lạnh nhanh hơn. Nên trữ lạnh thức ăn thừa trong vòng 2 tiếng sau khi nấu, và không cần đợi đến khi thức ăn nguội mới cất vào tủ, vì những loại tủ lạnh hiện đại có khả năng xử lý nhiệt.

Khi để thịt trong ngăn mát, cần giữ cho nhiệt độ của tủ lạnh ở mức khoảng 2ºC. Đối với ngăn đông, nhiệt độ phải xấp xỉ ở mức -25ºC. Đặc biệt thịt gà sống rất hay nhiễm vi khuẩn campylobacter nguy hiểm, thường gây các triệu chứng như đau bụng, sốt và tiêu chảy. Do đó, nếu đặt thịt gà sống trên ngăn đựng rau, nước trong thịt sẽ rỉ qua các khe hở, thấm vào rau và đầu độc nếu ăn rau sống. Tốt nhất nên bỏ thịt gà vào trong hộp kín và để ở ngăn dưới cùng của tủ lạnh.

Nên vệ sinh tủ lạnh thường xuyên, tốt nhất cứ 2-3 ngày một lần, nếu lỡ để đồ ăn, nước từ thực phẩm rớt ra tủ lạnh thì cần lau sạch ngay. Axit có trong nước chanh là một chất tẩy rửa mạnh, giúp loại bỏ vi khuẩn và bụi bẩn. Việc vệ sinh tủ lạnh bằng nước chanh sẽ giúp tủ lạnh sạch bong và không có mùi hôi. Một cách khử trùng tủ lạnh hữu hiệu không kém bằng cách nhúng miếng bọt biển hoặc miếng cọ rửa vào dung dịch baking soda, sau đó lau các ngăn, cánh cửa tủ lạnh.

Căn bệnh đau hơn đau đẻ khiến cô gái trẻ phải ôm tủ lạnh sống hết đời

Căn bệnh vô cùng hiếm gặp khiến người bệnh phải chịu đựng những cơn đau qua so sánh với biểu đồ đau của McGil có...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Hạ Lan ([Tên nguồn])
Ẩm thực, nhà hàng Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN