Bàng hoàng vì người chết, bị thương do tủ lạnh kêu, lon nước đặt sai chỗ

Sự kiện: Sống khỏe

Mùa hè tủ lạnh rất cần, nhưng đặt lon nước, dùng tủ sai cách… đã gây phát nổ. Tại sao tủ lạnh sản xuất với quy trình nghiêm ngặt lại có thể bị nổ?

Tủ lạnh phát nổ, lon nước cũng nổ tung

Vụ tủ lạnh phát nổ mới đây làm nhiều người bàng hoàng, xảy ra khoảng 5h ngày 27/5 tại nhà ông Nguyễn Ngọc Lễ (71 tuổi), bà Trần Thị Xiêm (69 tuổi) ở số 2/2I, đường Nguyễn Thị Minh Khai, phường ĐaKao, quận 1, TP. Hồ Chí Minh. Lúc đó hai ông bà dậy sớm để nhóm bếp nấu cơm. Khi bật lửa thì một tiếng nổ lớn vang lên, hất văng hai cụ vào tường.

Chiếc tủ lạnh phát nổ khiến cửa tủ bật tung, lửa cháy dữ dội, trần nhà bị thổi tốc lên, các cửa kính vỡ nát. Hai cụ già bị thương nặng, cụ Lễ bị bỏng 50%, cụ Xiêm bỏng đến 80%.

Nguyên nhân phỏng đoán là bình gas tủ lạnh rò rỉ và phát nổ. Chiếc tủ lạnh bị phát nổ này gia đình mới mua từ tháng 3/2016 và sử dụng bình thường.

Tủ lạnh phát nổ đã xảy ra nhiều ở các địa bàn, làm chủ nhà bị thương, sập tường nhà, hư hỏng đồ đạc...

Bàng hoàng vì người chết, bị thương do tủ lạnh kêu, lon nước đặt sai chỗ - 1

Một chiếc tủ lạnh nổ được niêm phong để tìm nguyên nhân gây nổ. Ảnh minh họa.

Theo TS Phan Tuấn Anh, thành viên cộng đồng Kỹ sư cơ điện lạnh Việt Nam (chia sẻ trên Sài Gòn Tiếp thị), bình gas tủ lạnh có vỏ hép chắc chắn nên khả năng tự cháy nổ khó xảy ra, trừ trường hợp gas bị xì (hở mối hàn, xì ống dẫn…) lại tiếp xúc với tia lửa điện (dây điện bị chập từ nhiều nguyên nhân) mới gây cháy...

Gas sử dụng trong tủ lạnh hiện chủ yếu là gas truyền thống CFC (Chloro Fluoro Carbon) và gas LPG (Liquefied Petroleum Gas).

Gas CFC có ưu điểm không bắt lửa, không gây cháy nổ nhưng chứa một số chất độc hại gây ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng tới tầng ozone.

Gas LPG có thành phần chính là propane và butane, khí gas tự nhiên nhưng có nhược điểm dễ cháy, dễ gây nổ...

Các tủ lạnh quá cũ, sửa chữa hàn xì, thay gas nhiều lần nên có cặn bẩn dễ gây tắc ống mao nối từ dàn ngưng đến dàn bay hơi, giảm khả năng làm mát, dẫn đến áp suất hệ thống quá cao… rất dễ cháy nổ.

Các cuộn dây điện có thể bị chập, chạm, gây ra tia lửa điện và làm gas bắt lửa… gây cháy nổ.

Có trường hợp do điện áp tăng đột ngột, máy nén liên tục đưa hơi gas vào dàn nóng, làm tăng áp suất của gas, dẫn tới cháy nổ.

Bàng hoàng vì người chết, bị thương do tủ lạnh kêu, lon nước đặt sai chỗ - 2

Không để lon nước ngọt, chai thủy tinh chứa chất lỏng vào ngăn đá tủ lạnh. Ảnh minh họa.

Chai thủy tinh, lon nước ngọt phát nổ

Theo các bác sĩ, thời gian qua còn có những bệnh nhân nhập viện xử lý vết thương do để lon nước ngọt vào ngăn đá tủ lạnh. Nặng nhất là một bé trai ở Gia Định đã bị khâu 38 mũi trên mặt sau khi lấy lon nước Pepsi từ ngăn đá tủ lạnh ra. Người nhà bé kể lại, khi bé mở nắp lon nước ngọt thì một tiếng nổ lớn vang lên, nước ngọt bắn tung tóe, vỏ lon bị vỡ toác bắn vào mặt. Bé trai nhập viện trong tình trạng mặt chảy máu, tổn thương nặng. Các bác sĩ đã phải khâu một vết thương dài trên mặt bé.

Theo Pháp luật & Xã hội, mới đây tại Phúc Kiến (Trung Quốc), một cậu bé 8 tuổi, và em trai 6 tuổi đã tử vong vì lon nước ngọt để trong ngăn đá tủ lạnh lấy ra đã phát nổ. Nguyên nhân được xác định là do bố mẹ hai bé để lon nước có ga trong tủ lạnh.

Theo các chuyên gia, nguy cơ cháy nổ tủ lạnh không nhiều, nhưng nếu dùng chủ quan, thao tác không đúng cách thì tủ lạnh có thể thành “bom” trong nhà.

Không chỉ lon nước ngọt, mà những chai nước thủy tinh cũng có thể phát nổ (trừ chai nhựa có thể thay đổi hình dạng để thay đổi áp suất, giảm hiện tượng gây nổ).

Vì vậy nhiều lon nước giải khát đã in ký hiệu "cấm để nhiệt độ âm" để cảnh báo.

Theo các chuyên gia, lon nước ngọt, hoặc bia nhà sản xuất thiết kế đều chừa ra một phần diện tích đề phòng trường hợp này, nhưng khi đạt đến diện tích nhất định, cộng với khí gas bên trong tạo lực ép bên trong đạt đến đỉnh điểm, khiến chúng dễ dàng phát nổ.

Ngăn tủ lạnh dung tích nhỏ, mọi người tuyệt đối không cho lon nước ngọt, chai nước giải khát vào ngăn đá để làm lạnh. Không nên để chai thủy tinh chứa bia rượu, đồ kim loại có nắp kín, đồ thủy tinh chứa chất lỏng trong tủ lạnh lâu, vì rất dễ sinh ra nổ, gây sát thương cho người.

Cũng không nên dùng cách “canh chừng” thời gian để lon nước đủ độ lạnh ở ngăn đá là lấy ra ngay, vì thực tế việc “canh chừng” rất dễ bị xao lãng.

Tốt nhất nên bảo quản, làm lạnh ở ngăn mát, trong quãng nhiệt độ của nhà sản xuất khuyến cáo.

Bàng hoàng vì người chết, bị thương do tủ lạnh kêu, lon nước đặt sai chỗ - 3

Không nên để tủ lạnh gần nguồn nhiệt. Ảnh minh họa.

Với tủ lạnh, các chuyên gia khuyến cáo:

- Không nên để tủ lạnh sát bếp, nơi tiếp xúc gần với lửa, vì nóng gặp lạnh sẽ không tốt.

- Đặt tủ lạnh tránh xa các nguồn sinh nhiệt (bếp, bình gas, lò nướng, hoá chất) từ 1 – 3m; cách xa tường 10 – 15cm, tránh để ánh nắng mặt trời rọi trực tiếp vào tủ; tránh môi trường quá ẩm (phòng tắm, vòi phun nước)...

- Sử dụng tủ lạnh đúng thời hạn khuyến cáo của nhà sản xuất, không dùng tủ lạnh quá cũ, hư hỏng, gỉ sét, nạp lại gas nhiều lần.

Nếu không thay mới tủ lạnh cũ, thì tránh chạm vào các thiết bị bên trong, không tự ý nạp gas.

Có trục trặc (không đông đá, đá đóng tràn khay, không có hơi lạnh...), cần gọi thợ sửa chữa có uy tín về sửa chữa, nạp gas... đúng kỹ thuật, kể cả vệ sinh dàn ngưng vì bụi bám, hay bảo dưỡng định kỳ.

- Nên chọn tủ lạnh có thương hiệu uy tín, có giấy kiểm tra chất lượng và giấy bảo hành.

Để an toàn nên biết:

- Tuyệt đối không cho lon nước ngọt, chai nước lỏng vào lò vi sóng, chúng cũng sẽ gây nổ.
- Không nên để tủ lạnh cạnh lò vi sóng, lò nướng, máy phát sóng, các dụng cụ dẫn điện. Không để đồ dùng lên trên nóc tủ lạnh.

Pin dự phòng phát nổ, người đàn ông vỡ toác mu bàn tay

Vừa rút sạc điện thì pin dự phòng phát nổ khiến bàn tay trái của ông Tâm bị vỡ nát.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Ngọc Hà (Gia Đình & Xã Hội)
Sống khỏe Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN