Sai lầm nguy hiểm khi ăn rau muống cần loại bỏ ngay

Rau muống là thực phẩm quen thuộc trên mâm cơm của các gia đình Việt vào mùa hè. Dù vậy, khi ăn rau muống cần lưu ý những điều này để đảm bảo có sức khỏe tốt.  

Rau muống là loại cây mọc bò, ở mặt nước hoặc trên cạn. Thân rỗng, dày, có rễ mắt, không lông. Lá hình ba cạnh, đầu nhọn, đôi khi hẹp và dài hay hình mũi tên, hoa trắng hoặc tím. Rau muống là cây ngắn ngày được bà con trồng làm rau ăn.

Theo nghiên cứu, trong 100g rau muống có 78,2g nước; 2,7g Protein; 85mg canxi; 31,5mg photpho; 1,2mg sắt và 20mg vitamin C. Ngoài ra còn có caroten, vitamin B1, vitamin PP, vitamin B2. Đặc biệt trong giống rau muống đỏ chứa một chất giống như insulin nên đối với người mắc bệnh đái tháo đường ăn thường xuyên rau muống đỏ là rất tốt...

Rau muống là món ăn được nhiều người yêu thích (Ảnh minh họa)

Rau muống là món ăn được nhiều người yêu thích (Ảnh minh họa)

Rau muống ngon là thế nhưng không phải ai cũng thích hợp để ăn loại rau này. Trong đó nhóm những người sau không nên ăn rau muống:

Ăn rau muống khi uống thuốc đông y:

Với nhiều thầy thuốc y học cổ truyền, họ thường yêu cầu người bệnh phải kiêng ăn rau muống. Rau muống sẽ làm giã thuốc, nhất là khi trong thuốc có vị độc cần thiết để chữa bệnh (độc trị độc) và sẽ làm giảm hiệu quả điều trị.

Ăn rau muống khi bị gout, sỏi thận:

Những người mắc chứng gout, viêm nhiễm đường tiết niệu. Sỏi thận, người huyết áp cao không nên ăn rau muống.

Ăn rau muống khi bị đau khớp:

Những người đau xương khớp, bị viêm đau nên hạn chế ăn rau muống vì nó sẽ khiến chỗ đau thêm tê nhức.

Ăn rau muống khi bị suy nhược:

Những người suy nhược cơ thể nặng, thể hư hàn cũng không nên ăn rau muống vì có thể làm tình trạng bệnh thêm nặng.

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Ăn rau muống khi đang có vết thương hở:

Những người có vết thương hở trên da không nên ăn rau muống bởi chúng kích thích tăng sinh tế bào. Điều này sẽ dẫn đến sẹo lồi làm mất thẩm mỹ.

Ngoài ra, cần lưu ý hai điều này:

Không ăn rau muống sống hoặc chưa chín kỹ:

Một số người thích ăn món rau muống chẻ hoặc xào tái. Tuy nhiên, rau muống, đặc biệt khi trồng thủy sinh, có thể chứa sán lá ruột lớn và nhiều loại ký sinh trùng khác. Nếu ăn rau muống còn sống hoặc chưa được nấu chín có thể bị nhiễm sán hoặc đưa ký sinh trùng vào cơ thể.

Ăn rau muống trái mùa:

Mùa rau muống thường có nhiều vụ hè. Tuy nhiên, hiện nay, rau muống được trồng quanh năm, ngay cả khi thời tiết không phù hợp. Nhiều nơi, người trồng sử dụng các loại thuốc kích thích, thuốc trừ sâu để giúp rau muống trái vụ trông vẫn đẹp.

Nguồn: [Link nguồn]

5 nhóm người cần kiêng rau muống càng sớm càng tốt nếu không muốn bệnh trầm trọng hơn

Rau muống được xếp vào nhóm thuốc điều trị bệnh tiêu hóa, lợi mật, điều trị vàng da và bệnh gan... nhưng có 5 nhóm người được khuyến cáo không nên ăn.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Lam Anh  ([Tên nguồn])
Ẩm thực, nhà hàng Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN