Những tục lệ trong Tết Đoan ngọ mùng 5/5 cần chú ý để trừ rủi ro, nhận may mắn

Người Việt Nam còn gọi Tết Đoàn Ngọ là "Tết giết sâu bọ" vì trong giai đoạn chuyển mùa, chuyển tiết, dịch bệnh dễ phát sinh. Vào ngày này, dân gian có nhiều tục trừ trùng phòng bệnh. Tết Đoan Ngọ là thời điểm trời đất giao hòa, dễ gây tổn thương nguyên khí, nên phải có một số mẹo phong thủy để kiêng kỵ.

Tết Đoan ngọ hàng năm được tổ chức vào ngày mùng 5/5 âm lịch. Năm nay 2019, Tết Đoan ngọ mùng 5/5 âm lịch rơi vào thứ 6 ngày 7/6 dương lịch.n

Tết Đoan ngọ là cái Tết chung của một số nước chịu ảnh hưởng văn hóa Trung Quốc. Tuy nhiên, ở Việt Nam, Tết Đoan ngọ còn mang những ý nghĩa khác biệt. Hằng năm cứ đến mồng 5 tháng 5 (âm lịch) dân ta lại tổ chức ăn Tết Đoan ngọ. Tết Đoan ngọ còn gọi là Tết Đoan dương.

Đoan ngọ là bắt đầu giữa trưa (Đoan: mở đầu, Ngọ: giữa trưa) còn dương là mặt trời, là khí dương, Đoan dương có nghĩa là bắt đầu lúc khí dương đang thịnh.

1. Nguồn gốc Tết Đoan ngọ

Ở Việt Nam, Tết Đoan ngọ còn được dân gian gọi là bằng cái tên dân dã hơn là Tết giết sâu bọ. Đây là một trong những ngày lễ truyền thống có nội hàm văn hóa phong phú. Không chỉ riêng ở Việt Nam hay Trung Quốc mà ở Triều Tiên, Hàn Quốc cũng có Tết Đoan ngọ. Vì vậy, Tết Đoan ngọ thực chất là một phong tục lễ tết Á Đông gắn liền với quan niệm về sự tuần hoàn của thời tiết trong năm.

Những tục lệ trong Tết Đoan ngọ mùng 5/5 cần chú ý để trừ rủi ro, nhận may mắn - 1

Tết Đoan ngọ còn gọi Tết "giết sâu bọ" của Việt Nam hoàn toàn không có ảnh hưởng gì ở Trung Quốc. 

Truyền thuyết của Việt Nam kể rằng, vào một ngày sau vụ mùa, nông dân ăn mừng vì trúng mùa nhưng sâu bọ năm ấy lại kéo dày ăn mất cây trái, thực phẩm đã thu hoạch. Nhân dân đau đầu không biết làm cách nào để có thể giải được nạn sâu bọ này, bỗng nhiên có một ông lão từ xa đi tới tự xưng là Đôi Truân.

Ông chỉ cho dân chúng mỗi nhà lập một đàn cúng gồm đơn giản có bánh tro, trái cây, sau đó ra trước nhà mình vận động thể dục. Nhân dân làm theo chỉ một lúc sau, sâu bọ đàn lũ té ngã rã rượi. Lão ông còn bảo thêm: Sâu bọ hằng năm vào ngày này rất hung hăng, mỗi năm vào đúng ngày này cứ làm theo những gì ta đã dặn thì sẽ trị được chúng.

Dân chúng biết ơn định cảm tạ thì ông lão đã đi đâu mất. Để tưởng nhớ việc này, dân chúng đặt cho ngày này là ngày "Tết diệt sâu bọ", có người gọi nó là "Tết Đoan ngọ" vì giờ cúng thường vào giữa giờ Ngọ.

Bởi vậy, không thể quan niệm Tết Đoan Ngọ của người Việt bắt nguồn từ Trung Quốc như một số người vẫn lầm tưởng như hiện nay.

2. Ý nghĩa Tết Đoan ngọ

Ở Việt Nam, Tết Đoan ngọ được "Việt hóa" thành ngày Tết diệt sâu bọ và thờ cúng tổ tiên. Người Việt Nam còn gọi Tết Đoàn Ngọ là "Tết giết sâu bọ" vì trong giai đoạn chuyển mùa, chuyển tiết, dịch bệnh dễ phát sinh. Vào ngày này, dân gian có nhiều tục trừ trùng phòng bệnh.

Những tục lệ trong Tết Đoan ngọ mùng 5/5 cần chú ý để trừ rủi ro, nhận may mắn - 2

Hiện ở một số làng quê Việt Nam vẫn còn giữ nếp xưa, rất coi trọng ngày Tết này. Sau Tết Nguyên Đán, có lẽ "Tết giết sâu bọ" là cái Tết sum họp đầm ấm nhất và có nhiều tục lệ gắn kết với đời sống của người dân... vì vậy con cháu dù làm ăn xa xôi mấy cũng cố thu xếp để về.

Vào thời điểm này, trái cây, hoa lá bắt đầu đơm hoa kết trái mong một mùa bội thu, vì vậy, hoa quả là thứ đồ cúng không thể thiếu. Ngoài ra còn có những món ăn khác tùy theo tập quán của từng địa phương.

Vào ngày này, cả làng nhộn nhịp hẳn lên, nhà nào cũng dậy từ sớm chuẩn bị phẩm vật cúng tổ tiên và hoa quả là thứ đồ cúng không thể thiếu. Người ta quan niệm rằng, đây là thời điểm quả trên cây, lá trên cành bắt đầu đơm hoa kết trái và cúng tổ tiên để mong một mùa bội thu.

Sau lễ cúng là các tục lệ giết sâu bọ. Cả nhà quây quần ăn những thứ quả chua, rượu nếp, bánh tro... để diệt trừ" sâu bọ", xua đuổi hết bệnh tật...

3. Một số phong tục trong ngày Tết Đoan ngọ

Theo lệ, đúng ngọ (12h trưa), người dân ở các vùng thôn quê rủ nhau đi hái lá. Đây là thời khắc có dương khí tốt nhất, là giờ mặt trời toả ánh nắng tốt nhất trong năm. Lá cây cỏ hái được vào giờ này có tác dụng chữa bệnh rất tốt như các bệnh ngứa ngoài da, nhất là các bệnh về đường ruột hay khi cảm mạo, đem những lá thuốc này nấu nước xông giải cảm rất tốt.

Những tục lệ trong Tết Đoan ngọ mùng 5/5 cần chú ý để trừ rủi ro, nhận may mắn - 3

Theo phong tục xưa, hái lá trong Tết Đoan ngọ có tác dụng chữa bệnh tốt. 

Ngày xưa, vào ngày này, người ta còn có tục nhuộm móng chân, móng tay, tục khảo cây lấy quả, tục treo ngải cứu để trừ tà... Những em bé chưa biết đi thì được lấy một ít vôi quyệt vào thóp, vào ngực và rốn để chúng không bị đau bụng, nhức đầu. Tuy nhiên, phần lớn các tục lệ này nay đã được bãi bỏ, chỉ còn giữ lại tục tắm nước lá và tục đi hái lá thuốc.

Nơi phố phường, thị thành, không nhiều vườn tược, cỏ cây, người dân có lệ đi mua lá thuốc mồng 5. Dịp này, những người buôn bán từ quê ra đều mang theo đủ thứ loại lá bày bán. Lá được xắt nhỏ, phân từng loại riêng biệt, người đi chợ chọn lấy những lá có mùi vị ưa thích mua về, đúng ngọ ngày mồng 5, lại đem ra phơi khô rồi bọc lại để trong tủ thuốc gia đình, dùng khi nhà có người ốm đau.

Theo phong tục truyền thống, sáng sớm tết Đoan Ngọ mọi người sẽ mua ruợu nếp cái và các loại hoa quả đúng mùa để thắp hương sau đó sẽ ăn các loại này để nhằm diệt sâu bọ trong bụng.

5. Món ăn trên mâm cỗ cúng trong ngày Tết Đoan ngọ

Theo truyền thống của từng miền, vào ngày này, ngoài hoa quả, những món ăn cũng khác nhau. Tại Hà Nội và một số vùng của miền Bắc ngày này, rượu nếp, đặc biệt là rượu nếp cẩm, là món không thể thiếu.

Người ta cho rằng, bộ phận tiêu hoá của con người thường có các loại ký sinh gây hại và chúng nằm sâu trong bụng nên không phải lúc nào cũng diệt được. Duy có ngày mồng 5/5 (âm lịch), các loại ký sinh này thường ngoi lên, con người có thể ăn thức ăn, hoa quả vị chua, chát và nhất là rượu nếp, có thể loại bỏ chúng.

Những tục lệ trong Tết Đoan ngọ mùng 5/5 cần chú ý để trừ rủi ro, nhận may mắn - 4

Món ăn không thể thiếu trong Tết Đoan ngọ là rượu nếp, bánh gio, mận, thịt vịt

Theo dân gian, rượu nếp được ăn ngay khi vừa ngủ dậy thì rất hiệu nghiệm. Rượu này chủ yếu là xôi còn nguyên hạt lên men, còn gọi là "cái". Người dân thường dùng các loại gạo nếp trắng và cẩm đồ thành xôi, để nguội rồi rắc men, ủ trong ba ngày. Thúng xôi ủ được đặt trên một chiếc chậu, hứng lấy nước rượu để khi ăn, trộn với cái, tạo vị ngọt, cay rất dễ chịu. Người già, con trẻ đều có thể ăn loại rượu này.

Những tục lệ trong Tết Đoan ngọ mùng 5/5 cần chú ý để trừ rủi ro, nhận may mắn - 5

Một mâm cỗ cúng Tết Đoan ngọ tuyệt đẹp chị em chia sẻ trên mạng. 

Phụ nữ các vùng quê miền Bắc phần lớn đều biết "ngả rượu nếp" và thường tranh thủ dịp này ngả rượu để mang ra Hà Nội bán, có người chỉ trong một buổi sáng bán được đến cả 10 chậu nếp cẩm.

Cơm rượu miền Trung: Cơm rượu được làm từ phương pháp lên men cổ truyền. Đây là món tráng miệng, lại giúp dễ tiêu hóa nên đã được nhiều gia đình miền Trung tự chế biến trong bữa ăn. Cơm rượu nếp miền Trung thường có hình dáng vuông vức.

Những tục lệ trong Tết Đoan ngọ mùng 5/5 cần chú ý để trừ rủi ro, nhận may mắn - 6

Món bánh gio không thể thiếu. 

Cơm rượu nếp miền Nam: Ở các tỉnh miền Nam, cơm rượu nếp được gọi là cơm rượu. Cơm rượu không để rời mà viên thành từng viên tròn trước khi ủ. Món cơm rượu ở miền Nam thường có nước tiết ra và cũng được pha thêm nước đường, rất ngon nếu ăn kèm với xôi vò giống như món xôi chè ở miền Bắc.

Còn ở Đà Nẵng, món không thể thiếu trên mâm cơm cúng là bánh ú tro. Nhà nào cũng mua từ ba bốn chục bánh trở lên.

Ngoài ra, theo truyền thống của người miền trong, thịt vịt cũng là một thứ không thể thiếu cho ngày lễ này. Tại TP.HCM, vịt quay, heo quay ngày này thường tăng hơn so với ngày thường.

6. Văn khấn (bài cúng) trong Tết Đoan ngọ

Chia sẻ với VietNamNet, nhà nghiên cứu văn hóa Trịnh Sinh cho biết: "Trong quan niệm cổ truyền, dịp Tết Đoan Ngọ (5/5 Âm lịch) là lúc tiết trời oi ả. Đây là lúc chuyển mùa, sâu bọ, côn trùng cũng được dịp phát triển gây bệnh cho người, vật nuôi và cây cối.

Những tục lệ trong Tết Đoan ngọ mùng 5/5 cần chú ý để trừ rủi ro, nhận may mắn - 7

Ngày này, người dân thường chuẩn bị lễ vật cúng Tết Đoan Ngọ vào sáng sớm. Tuy nhiên, Đoan nghĩa là mở đầu, Ngọ là khoảng thời gian từ 11 giờ sáng tới 13 giờ chiều. Do vậy, thời gian cúng Tết Đoan Ngọ chuẩn nhất là từ 11 giờ đến 13 giờ.

Bài cúng Tết Đoan Ngọ theo văn khấn cổ truyền Việt Nam:

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

- Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.

- Con kính lạy Hoàng thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần.

- Con kính lạy ngài Bản cảnh Thành hoàng, ngài Bản xứ Thổ địa, ngài Bản gia Táo quân cùng chư vị Tôn thần.

- Con kính lạy Tổ tiên, Hiển khảo, Hiển tỷ, chư vị Hương linh (nếu bố, mẹ còn sống thì thay bằng Tổ khảo, Tổ Tỷ)

Tín chủ chúng con là:…………

Ngụ tại:…………………………..

Hôm nay là ngày Đoan Ngọ, chúng con sửa sang hương đăng, sắm sanh lễ vật, hoa đăng, trà quả dâng lên trước án.

Chúng con kính mời ngài Bản cảnh Thành hoàng, Chư vị Đại Vương, ngài Bản xứ Thần linh Thổ địa, ngài Bản gia Táo quân, Ngũ phương, Long Mạch, Tài thần, cúi xin các Ngài giáng lâm trước án chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật.

Chúng con kính mời các cụ Tổ Khảo, Tổ Tỷ, chư vị Hương linh gia tiên nội ngoại họ…………………, cúi xin các vị thương xót con cháu chứng giám tâm thành thụ hưởng lễ vật.

Tín chủ con lại kính mời các vị Tiền chủ, Hậu chủ tại nhà này, đất này đồng lâm án tiền, đồng lai hâm hưởng, độ cho chúng con thân cung khang thái, bản mệnh bình an. Bốn mùa không hạn ách, tám tiết hưởng bình an thịnh vượng.

Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì.

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

7. Những kiêng kỵ trong Tết Đoan ngọ 

Tết Đoan Ngọ là thời điểm trời đất giao hòa, dễ gây tổn thuơng nguyên khí, mọi người có thể tham khảo những mẹo phong thủy sau tránh tà khí.

-Dùng chỉ ngũ sắc xanh đỏ trắng đen vàng tết thành dây ngũ sắc để đeo cho trẻ con hoặc treo trên giuờng, nôi của trẻ nhỏ để tránh tà tránh họa.

-Nên ăn các loại thực phẩm đủ ngũ sắc để trừ độc, chế sát.

-Nhà ai đang có người ốm trong ngày nên phóng sinh sẽ có hiệu quả cao hơn ngày thường rất nhiều.

-Nếu xuất hành trong ngày này nên tránh xa bệnh viện, nơi tổ chức tang lễ, không dừng chân ở những nơi âm u, vì những nơi này Âm khí quá nặng, dễ chiêu bệnh tật, tà khí.

-Nếu vận thế đang không thuận, sức khỏe không tốt, dịp Tết Đoan ngọ có thể dùng thêm cành đào hoặc gỗ đào để trừ ách.

-Tết mùng 5/5 cũng là thời điểm Dương khí quá vượng, nên uống nuớc trà hoặc các thức uống mát để tốt cho sức khỏe.

-Khi ra ngoài nên chú ý giữ tiền của và bảo quản đồ cẩn thận. Tiền không nên để trong túi quần áo mà nên để trong ví, cẩn thận đừng để mất tiền nếu không sẽ dẫn đến " lậu tài" mà làm tổn hại tài vận của mình

-Khi ra ngoài không nên nhặt những đồ không rõ nguồn gốc mang về nhà vì rất dễ rước họa về nhà.

-Giầy dép buổi tối không đi đến nên đặt mũi quay ra ngoài, tránh quay vào trong.

-Buổi tối sau 11h đêm không nên soi gương bởi lúc này Dương khí đang yếu nhất, Âm khí lại nặng nhất, guơng lại là Âm khí sẽ không tốt.

-Treo lá ngải và xương bồ trước cửa nhà để tránh bọ độc và tà khí.

Tết Đoan ngọ người dân 3 miền ăn gì để ”diệt sâu bọ”?

Đã thành tục lệ, cứ đến ngày 5/5 âm lịch là những món ăn này lại “lên ngôi“ trước sự săn đón của mọi người.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Mai Lê ([Tên nguồn])
Ẩm thực, nhà hàng Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN