Nhận biết tôm bị bơm tạp chất "trong 1 nốt nhạc", bạn đã biết chưa?

Sự kiện: Mẹo vặt nấu ăn

Chọn tôm để đảm bảo sức khỏe cho cả gia đình không khó nếu bạn nắm giữ những bí quyết sau.

Việc bơm tạp chất vào tôm là hành vi gian lận thương mại. Nhiều người đưa tạp chất vào tôm nhằm làm tăng khối lượng, kích cỡ, thay đổi kết cấu tôm hay đánh lừa cảm giác về độ tươi của sản phẩm... Để tránh mua phải tôm bị bơm tạp chất, Ban An toàn Thực phẩm TPHCM đã chỉ ra các cách nhận biết như sau:

Chọn tôm dựa vào quan sát bên ngoài

Quan sát tổng quát toàn thân cho đến chi tiết từng bộ phận bên ngoài của tôm theo trình tự từ đầu đến đuôi, chú ý quan sát phần đầu, thân và đuôi tôm.

- Phần thân: Tôm có tạp chất có phần vỏ bụng đốt một hoặc đốt 3 (tính từ đầu xuống đuôi) bị trương phồng, ngậm nước, sờ tay vào thấy nổi vẩy.

- Đốt thứ 3 bị giãn, thân tôm bị căng, thậm chí căng tròn mất tự nhiên.

- Phần đuôi: Dấu hiệu tôm bị bơm tạp chất tại phần đuôi tương đối dễ nhận biết, đó là gai đuôi vểnh, cánh đuôi xòe.

Nhận biết tôm bị bơm tạp chất "trong 1 nốt nhạc", bạn đã biết chưa? - 1

Chọn tôm nhìn kỹ sau khi bóc tôm

- Bóc vỏ đầu ức: Cầm tôm dốc đầu xuống dưới, dùng tay bóc vỏ đầu ức tôm để lộ ra phần thịt đầu. Dùng mũi dao nhọn khéo léo lật và gạt khối gạch (gan tụy) lên để lộ xoang đầu ức. Quan sát tình trạng xoang đầu ức có đọng chất dịch khả nghi hay không. Nếu là tôm tự nhiên sẽ không có dịch.

- Bóc vỏ thân tôm: Sau khi bóc vỏ thân tôm, cần chú ý quan sát vẻ bề ngoài của thân tôm, đặc biệt ở các đốt thịt thứ 3, 4 và 6 xem có biểu hiện của sự phù nề các đốt cơ hay không. Ở những thân tôm bị bơm tạp chất, có thể thấy rõ các đốt cơ bị phù nề không tự nhiên. Đối với tôm bị bơm nhiều tạp chất, dùng kim châm vào vị trí bụng hay lưng đốt cơ bị phù nề và lấy tay nặn có thể thấy tạp chất đùn ra.

Nhận biết tôm bị bơm tạp chất "trong 1 nốt nhạc", bạn đã biết chưa? - 2

Ngoài ra vì lợi nhuận, nhiều tiểu thương còn có một chiêu khác, bất chấp thủ đoạn, dùng thạch rau câu (bột Agar) tiêm vào tôm sú biến chúng có màu tươi sống, thân cứng, đẹp. Sau đó họ đem ướp đá, chia ra các thùng xốp để tiêu thụ.

Loại tôm bị bơm nhiều nhất là tôm càng xanh. Gian thương bơm bột Agar vào từng con tôm. Dung dịch bơm tôm chủ yếu là tinh bột như rau câu, Aar, CMC (chất ổn định dùng để kiểm soát độ nhớt của thủy hải sản)… thường được nấu chín, hoặc hòa với nước thành dung dịch sền sệt. Sau đó dùng ống tiêm chích trực tiếp vào đầu, thân và đuôi tôm. Để giữ được vẻ bề ngoài cho tôm tươi lâu hơn, nhiều thương lái còn dùng hàn the, diêm tiêu, ure… để ướp tôm.

Nhận biết tôm bị bơm tạp chất "trong 1 nốt nhạc", bạn đã biết chưa? - 3

Vậy chọn tôm phải phân biệt thế nào?

Chỉ cần quan sát kỹ phần đuôi tôm, nếu tinh ý sẽ phân biệt tôm bơm tạp chất với tôm bình thường.

Tôm bị bơm bột

- Tôm bị bơm bột đuôi thường bị tòe.

- Thân tôm căng mập bất thường, đến nỗi các đốt trên thân tôm gần như bị giãn ra, nhất là đốt nối giữa đầu và thân.

- Tôm bị bơm có mang cứng, thẳng đơ,  phồng căng trong khi mang tôm thường mềm phẳng.

- Tôm bơm khi nấu chảy nhiều nước, thịt tôm bị teo lại. Khi ăn thịt bở, vị nhạt hơn so với bình thường.

- Khi tôm nấu chín, bóc vỏ tôm ra sẽ dễ dàng thấy lớp rau câu nằm giữa lớp thịt và vỏ tôm. Nhất là ở phần đầu, dưới mang.

- Khi nấu chảy nhiều nước. Tôm chín bóc vỏ dễ dàng thấy lớp rau câu nằm giữa lớp thịt và vỏ tôm, nhất là ở phần đầu, dưới mang.

- Thịt tôm bị teo lại. Ăn bở. Vị nhạt hơn bình thường.

- Rất khó phân biệt màu tôm bơm tạp chất và tôm sạch.

Tôm bị ngậm urê

- Tôm bị ngậm urê, hay hóa chất sẽ bị trương nước với thịt và vỏ bọc.

- Vỏ tôm căng, các đốt nối giữa vỏ bị giãn ra, long đầu, gai tôm vểnh, xòe đuôi, màu sắc nhợt nhạt.

- Phần đầu và thân của tôm bị tiêm rất dễ bị tách rời nhau.

- Khi nấu sẽ bị chảy nhiều nước, có thể ngửi thấy mùi lạ, thịt tôm bị teo lại, ăn không thấy vị ngon ngọt.

Chọn tôm ngon

- Bình thường tôm cong mình, thân mềm, đuôi cúp xuống.

- Cách an toàn nhất để mua tôm tươi sống là mua tôm còn nhảy tanh tách, vỏ sáng bóng, còn nguyên chân, càng.

- Nên chọn những con tôm có vỏ sáng bóng, tươi tắn, thịt tôm trong, gắn chặt vào vỏ.

- Với tôm đông lạnh, hoặc đã hấp, hãy bắt tôm lên, cầm phần đầu và phần đuôi tôm để kéo thẳng tôm ra. Nếu các khớp nối giữa các đốt tôm khít thì là tôm mới, còn nếu các khớp này rộng ra tức là tôm đã bị để đông lạnh quá lâu.

- Tôm sú không nên chọn tôm đã chuyển sang màu hồng, vì đó là tôm đã ươn.

- Tôm he cần mua con còn sống, vỏ có màu hồng trắng, mắt xanh đen.

- Tôm sắt không chọn con có màu hồng đậm vì khi đó tôm đã cũ, không còn tươi ngon.

Nguồn: [Link nguồn]

Mua tôm nên chọn tôm thẳng hay tôm cong? Sự thật bất ngờ khiến nhiều người ”ngã ngửa”

Mặc dù tôm rất tốt cho sức khỏe và được khuyên dùng nhưng cách chọn tôm tươi như thế nào không phải ai cũng biết.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Phương Nghi (t/h) ([Tên nguồn])
Mẹo vặt nấu ăn Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN