Mùa hè nấu canh cua nhất định phải biết điều này, nếu thuộc 1 trong 5 nhóm người này cần tránh xa

Dù cua nuôi hay cua đồng thì chỉ ăn khi biết chắc là cua tươi sống. Tốt nhất nên mua cua về tự chế biến, hạn chế tối đa việc mua cua say sẵn bên ngoài.

Canh cua đồng là món ăn dân dã quen thuộc của người Việt. Trước đây, cua đồng có mặt các khu vực nước ngọt như kênh, ruộng, ao, hồ. Nhưng ngày nay, do người dân sử dụng nhiều phân bón hóa chất nên cua đồng ngày càng khan hiếm. Trên thị trường hiện nay chủ yếu là cua nuôi.

Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.

Cách phân biệt cua đồng và cua nuôi

Việc phân biệt cua đồng và cua nuôi có thể nhận biết qua cảm quan. Cua đồng thường có màu nâu đất, bóng, hai càng cua thường không cân đối, một bên to hơn bên còn lại rất nhiều lần.

Kích thước cua đồng không đều nhau, con to con nhỏ chứ không như cua nuôi. Cua nuôi đều nhau chằn chặn, hai càng cũng rất cân đối.

Đặc biệt, cua nuôi có màu rất lạ như xanh, trắng đục, xám và không được khỏe như cua đồng. Cua đồng khi bắt lên bờ có thể để từ 2 tới 4 ngày là bình thường, nhưng cua nuôi ngắn hơn.

Cua đồng thường có kích thước không đều nhau. Ảnh minh họa

Cua đồng thường có kích thước không đều nhau. Ảnh minh họa

Theo các chuyên gia dinh dưỡng dù cua nuôi hay cua đồng thì chỉ ăn khi biết chắc là cua tươi sống. Không chọn cua chết để chế biến, tốt nhất nên mua cua về tự chế biến, hạn chế tối đa việc mua cua say sẵn bên ngoài.

Trong quá trình sơ chế, cần rửa nhiều nước và ngoáy thật kỹ cho chất bẩn trôi đi. Khi tách cua, nếu, thấy có vật ký sinh phải loại bỏ. Sau khi rửa sạch cua rồi ngâm trong nước muối để vắt, sán bò ra.

Lưu ý trên thân cua không chỉ có vắt, sán… nên rất có thể trong thịt hoặc thân cua còn có trứng giun sán, ấu trùng bám vào, vì vậy cần được nấu chín kỹ trước khi ăn.

5 nhóm người không nên ăn cua đồng

Người mới ốm dậy

Hệ tiêu hóa của người mới ốm dậy chưa thật sự ổn định, do khoảng thời gian dài tiếp xúc với các thức ăn giàu dinh dưỡng hấp thu trực tiếp, thức ăn dạng lỏng dễ tiêu hóa, thế nên thường rất yếu, dễ bị nhiễm lạnh và đau bụng.

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Người bị hen, cảm cúm

Theo Đông y cổ truyền, cua đồng vốn có tính hàn, hạn chế sử dụng cho những người hay bị nhiễm lạnh, đặc biệt là bị ho hen và cảm cúm. Vì tính hàn sẽ làm cho cơn hen trở nên nặng hơn, khó thở và ho liên tục. Tuy nhiên vẫn có thể dùng hạn chế chứ không cần phải kiêng khem tuyệt đối.

Phụ nữ có thai 3 tháng đầu

Phụ nữ mang thai những tháng đầu hay thai nhi yếu tuyệt đối không nên ăn cua đồng. Bởi vì do tính độc trong cua không tốt cho sự phát triển của trẻ. Hai là do tính hàn sẽ dễ gây ra đau bụng, đặc biệt công năng phá thai cũng gần giống như một khối u trong cơ thể nên nếu ăn cua đồng sẽ dễ bị sảy thai hoặc sinh non.

Người bị bệnh gout

Có 2 lý do chính khiến người bị bệnh gout không được phép ăn cua đồng. Thứ nhất là do hàm lượng protein trong cua đồng rất cao, điều này khiến bệnh gout chuyển biến trầm trọng thêm. Thứ hai, tính hàn của cua đồng làm cho các chỗ sưng bị bệnh, dễ bị nhiễm lạnh, phát bệnh gây đau nhức, sưng tấy. Vì vậy cần lưu ý khi sử dụng.

Người bị cao huyết áp và tim mạch

Cua đồng càng béo ngậy hàm lượng chất béo trong cua càng cao. Việc ăn nhiều cua đồng sẽ khiến cholesterol trong máu tăng. Điều này đặc biệt nguy hiểm đối với những người có tiền sử về tim mạch và huyết áp. Dù không ảnh hưởng trực tiếp nhưng quá trình tích tụ cholesterol lâu dài sẽ khiến bệnh chuyển biến nặng.

Nguồn: [Link nguồn]

Những sai lầm khủng khiếp khi ăn rau mồng tơi ai cũng mắc phải

Rau mồng tơi ngon, tốt cho sức khỏe và là lựa chọn của nhiều bà nội trợ trong mùa hè. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo M.H ([Tên nguồn])
Ẩm thực, nhà hàng Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN