Rau khoai lang và một số điều "đại kỵ" cần tránh khi ăn

Giá trị dinh dưỡng từ rau khoai lang còn nhiều hơn cả trong củ khoai chúng ta vẫn ăn, nhất là công dụng chữa táo bón.

Trước đây, nhiều người quan niệm rằng rau khoai lang là một loại rau xanh, rẻ tiền và không có giá trị dinh dưỡng nên thường vứt bỏ loại rau này hoặc chỉ để cho gia súc, gia cầm ăn…

Tuy nhiên, thực tế loại rau này lại có giá trị dinh dưỡng cao và có thể sử dụng để chế thành những bài thuốc chữa bệnh cực hữu ích.

Một nghiên cứu của y học hiện đại cho thấy, rau khoai lang chứa một lượng chất xơ cực lớn, lá rau chứa 1,95-1,97% chất nhựa tẩy nên có tác dụng nhuận tràng. Hàm lượng vitamin B6 ở rau lang nhiều tương đương bông cải, cà rốt, chuối. Trong 100g rau khoai lang có 91,9g nước, 2,6g protid, 2,8g glucid, 1,4g xenluloza, 48mg canxi, 54mg photpho, 11mg vitamin C…

Với những thành phần dinh dưỡng trên, rau khoai lang có những công dụng nhất định với sức khỏe:

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Chống béo phì

Rau khoai lang có nhiều chất xơ, khi ăn sẽ cho bạn có cảm giác no lâu, làm bạn không có cảm giác đói. Trong thời gian ăn kiêng, bạn nên bổ sung món rau lang luộc vào khẩu phần ăn hàng ngày sẽ giúp cho quá trình giảm cân trở nên hoàn hảo hơn.

Thanh nhiệt, giải độc

Canh rau lang, ngọn rau lang luộc… đều có tác dụng thanh nhiệt, giải độc rất tốt. Đặc biệt, khi cơ thể đang bị nhiệt (nóng), nên dùng rau lang trong bữa ăn để ngừa mụn, trị mụn hiệu quả.

Khi cơ thể bị mụn, lấy lá khoai lang non, đậu xanh, thêm chút muối và giã nhuyễn, bọc vào vải đắp vào vết mụn để tiêu mủ.

Ngừa bệnh về khớp

Chất beta cryptoxanthin dồi dào trong rau khoai lang có tác dụng phòng ngừa các bệnh viêm nhiễm mạn tính như viêm khớp, thấp khớp. Ngoài ra, beta cryptoxanthin còn giúp tăng cường độ chắc khỏe của xương, tăng cường hệ miễn dịch và làm đẹp da.

Tốt cho người bị tiểu đường

Lá rau lang có đặc tính giảm đường huyết, hơn nữa ngọn rau lang đỏ còn chứa một chất gần giống insulin, ở lá già không có chất này. Vì thế người bị bệnh tiểu đường nên thường xuyên bổ sung rau lang luộc để ổn định đường huyết.

5 điều cần tránh khi ăn rau khoai lang

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Mặc dù là loại rau bổ dưỡng nhưng cần lưu ý trong những trường hợp sau:

- Không ăn rau khoai lang lúc quá đói vì khi đó đường huyết đã thấp, lại làm hạ thêm, gây mệt mỏi.

- Để nhuận tràng (chữa táo bón) thì dùng rau lang tươi luộc chín, không dùng rau lang còn sống vì sẽ có tác dụng ngược lại là gây táo bón. Cũng không nên dùng rau lang quá nhiều mà nên dùng xen kẽ với những loại rau khác.

- Không ăn thường xuyên rau lang vì chứa nhiều calci có thể gây sỏi thận.

- Nên ăn kèm đạm động vật, thực vật để cân bằng thành phần dưỡng chất.

- Khi luộc rau lang để ăn và chữa bệnh, nên lấy nước thứ hai vì nước thứ nhất thường chát và hăng.

Nguồn: [Link nguồn]

5 nhóm người ”đại kỵ” với rau muống, dù có thèm đến mấy cũng nên kiêng ăn

Người mắc bệnh thận, người mắc bệnh gout, viêm khớp hay người có vết thương hở… được khuyến cáo nếu ăn rau muống...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo M.H ([Tên nguồn])
Ẩm thực, nhà hàng Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN