Mâm cỗ cúng Giao thừa đầy đủ và ý nghĩa nhất

Sự kiện: Tết Nguyên đán

Cúng Giao thừa còn được hiểu là lễ "tống cựu nghinh tân" tiễn đưa các vị thần năm cũ và nghênh đón những vị thần mới.

Theo nhà văn hóa, TS. Trần Hữu Sơn, cúng Giao thừa hay lễ trừ tịch là lễ quan trọng nhất trong Tết Nguyên đán.

Nếu ngày 23 tháng Chạp tiễn ông Công ông Táo, tiễn thần, Phật diễn ra vào những ngày cuối năm thì đến giao thừa là thời khắc đón về.

Bên cạnh đó, cứ hết năm thì thần nọ bàn giao công việc cho thần kia, cho nên cúng tế để tiễn ông cũ và đón ông mới. Trong phút giao thừa ấy thì quân đi, quân về đầy không trung tấp nập, vội vã nhưng mắt trần ta không nhìn thấy được, thậm chí có quan quân còn chưa kịp ăn uống gì.

Mâm cỗ cúng Giao thừa đầy đủ và ý nghĩa nhất - 1

Các gia đình mang lễ cúng với lòng thành tiễn đưa người nhà Trời đã cai quản mình năm cũ và đón người nhà trời mới xuống làm nhiệm vụ cai quản hạ giới năm tới.

Do vậy, lễ Giao thừa trong dân gian là một tập tục đẹp thể hiện sự tri ân báo đức cũng như bày tỏ lòng mong ước được gia hộ cho bình an, hạnh phúc và ấm no.

Cùng với đó, mâm cỗ gia tiên phải được chuẩn bị chu đáo, bao gồm hương hoa, trầu cau, vàng mã.

Ngoài ra, lễ mặn hoặc ngọt tùy theo gia chủ chuẩn bị nhưng mâm cúng lễ phải đầy đặn, bày biện cẩn thận để mang ra ngoài mộ hoặc bày lên bàn thờ gia tiên.

Lễ vật cúng giao thừa gồm:

- Gà trống tơ luộc

- Bánh chưng (miền nam không có cũng được)

- Xôi (gấc)

- Trái cây (chuối,quít...)

- Đèn nến

- Vàng mã (ra tiệm vàng mã hỏi cúng trừ tịch hay cúng giao thừa)

- Trầu cau (không có cũng được)

- Rượu/trà (rượu trước sau đến trà)

- Một chiếc mũ chuồn mua của hàng mã (giống trong Tuồng Chèo), chính là mũ để cúng tế vị thần.

- Nhang đèn.

Những lễ vật này cần được chuẩn bị từ trước thời điểm giao thừa. Chúng được đặt trên bàn hay mâm lớn kê trên một cái đôn (không để trên mặt đất). Tới đúng thời điểm giao thừa, người dân thắp đèn, hương. Nếu có chuẩn bị văn khấn trên giấy để đọc thì sau khi đọc xong, người ta đốt ngay cùng với tiền, vàng dâng cúng.

Đặc biệt, theo phong tục từ cổ xưa, mọi nhà đều cúng lễ ngoài trời và cúng lễ trong nhà.

Lễ cúng giao thừa ngoài trời gồm: ngũ quả, hương, hoa, đèn nến, trầu cau, muối gạo, trà, rượu, quần áo và mũ nón mũ thần linh, mâm lễ mặn với thủ lợn luộc, gà trống luộc, xôi, bánh chưng… nếu là phật tử có thể cúng mâm lễ chay. Tất cả được bày lên bàn trang trọng đặt ở trước cửa nhà.

Vào đúng thời điểm giao thừa, người chủ gia đình phải thắp đèn, nến, rót rượu, rót trà, rồi khấn vái…

Nguồn: [Link nguồn]

Ngắm bộ sưu tập mâm cổ “rồng bay phượng múa” ở Hà Nội

Với tình yêu văn hóa Việt xưa, một nhà sưu tập đồ cổ ở Hà Nội đã dành nhiều tâm sức, thời gian và tiền bạc để...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Diệu Thu ([Tên nguồn])
Tết Nguyên đán Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN