Loại rau gia vị tưởng chỉ tạo mùi thơm không ngờ giúp thải độc cực tốt

Không chỉ giúp tạo mùi thơm, tô điểm cho các món ăn mà loại rau này còn có nhiều công dụng đáng quý đối với sức khỏe.

Rau mùi còn có tên khác là ngò rí, mùi ta (cách gọi tùy thuộc từng địa phương), là cây thân cỏ, rễ cọc, thân nhỏ, cao chừng 30 - 60cm. Cây cao lớn hay thấp tùy thuộc chất đất và cách chăm sóc của người trồng. Quả rau mùi có hình cầu, khi non có màu xanh, già có màu nâu đen, mùi hắc và khó ngửi. Đây là loại gia vị được dùng từ rất lâu đời có nguồn gốc từ Địa Trung Hải, về sau được phổ biến ở nhiều nước trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Chúng được dùng để ăn ghém rau sống hoặc làm gia vị cho nhiều món ăn quen thuộc.

Không chỉ giúp tạo mùi thơm, tô điểm cho các món ăn mà rau mùi còn là vị thuốc chữa bệnh. Theo y học cổ truyền, rau mùi có vị cay, tính ấm, giúp kích thích tiêu hóa và làm thuốc bổ. Rau mùi có tác dụng chống đầy hơi, làm mạnh dạ dày, tăng lượng nước tiểu và hạ sốt, chữa cảm cúm, cảm lạnh, nhức đầu, sổ mũi, nghẹt mũi. Lá và hạt chứa tinh dầu gây kích thích hệ thần kinh, được dùng để hỗ trợ điều trị bệnh yếu sinh lý.

Loại rau gia vị tưởng chỉ tạo mùi thơm không ngờ giúp thải độc cực tốt - 1

Còn theo y học hiện đại, rau mùi chứa nhiều chất dinh dưỡng như phốt pho, canxi, magiê, kali natri, vitamin A, B, C và K… có nhiều công dụng đối với sức khỏe như:

Tác dụng thải độc

Tiến sĩ Yoshiaki Omura, Giám đốc Nghiên cứu Y khoa tại Quỹ Bệnh tim ở New York cho biết, rau mùi có tác dụng tuyệt vời trong việc thải độc tố thuỷ ngân và chì, đồng thời làm giảm sự hấp thụ chì vào xương.

Tác dụng thải độc của rau mùi được chứng minh có hiệu quả cao nhất nếu kết hợp cùng với tảo lục chlorella. Nhiều nghiên cứu khác nhau cũng cho thấy quá trình khử kim loại nặng bằng cách sử dụng rau mùi và tảo chlorella có thể loại bỏ được tới 87% chì, 91% thuỷ ngân và 74% nhôm ra khỏi cơ thể một cách tự nhiên trong vòng 45 ngày.

Hỗ trợ giảm đường trong máu

Nếu bạn có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, hãy bổ sung rau mùi trong chế độ ăn uống.

TS Divya Dhawan, chuyên gia dinh dưỡng lâm sàng, bệnh viện chuyên khoa Apollo, Nehru Enclave, New Delhi cho biết, nhiều nghiên cứu đã xác nhận rằng lá rau mùi có chứa các enzym hoạt hóa, giúp hỗ trợ giảm lượng đường trong máu.

Hỗ trợ quá trình tiêu hóa

Lá rau mùi rất giàu chất xơ và chất chống oxy hóa. Điều đó giúp tăng cường tiêu hóa, tăng cường trao đổi chất và giúp bạn kiểm soát chứng đầy hơi, táo bón. Cung cấp chất xơ, rau mùi giúp bạn cảm thấy no hơn và ngăn ngừa ăn quá nhiều, đồng thời giữ cho đường ruột của bạn khỏe mạnh.

Hỗ trợ cải thiện thị lực

Trong rau mùi có chứa vitamin A, C cùng một số chất chống lão hóa. Đây là những thành phần quan trọng giúp cải thiện thị lực, đặc biệt là có tác dụng tốt trong việc phòng ngừa thoái hóa điểm vàng ở người cao tuổi. Đây có thể coi là loại rau tốt cho những ai thường xuyên phải làm việc nhiều với máy tính.

Chống nhiễm trùng

Rau mùi có chứa các hợp chất kháng khuẩn giúp chống lại một số bệnh nhiễm trùng và bệnh truyền qua thực phẩm. Dodecenal là một hợp chất trong rau mùi có thể chống lại vi khuẩn như Salmonella, vi khuẩn gây ngộ độc thực phẩm đe dọa đến tính mạng.

Ngoài ra, một nghiên cứu trong ống nghiệm cho thấy hạt rau mùi là một trong số các loại gia vị có thể chống lại vi khuẩn gây ra nhiễm trùng đường tiết niệu (UTI).

Các nghiên cứu khác cũng cho kết quả tương tự với tác dụng của rau mùi trong các công thức kháng khuẩn bởi nó có khả năng chống lại các bệnh truyền qua thực phẩm và nhiễm trùng.

Chữa viêm da, trị mụn

Như đã nói ở trên, rau mùi có nhiều thành phần kháng viêm, kháng khuẩn rất tốt. Dân gian cũng đã áp dụng rất hiệu quả đặc tính này trong chữa viêm da, nhất là mụn nhọt. Nước cốt của rau dùng để bôi trực tiếp lên vết viêm hoặc vết mụn sẽ cho thấy rõ hiệu quả nhanh chóng.

Tăng cường hệ miễn dịch

Rau mùi có chứa chất chống oxy hóa như terpinene, quercetin và tocopherols chống lại tổn thương tế bào và tăng cường hệ thống miễn dịch. Theo nghiên cứu, các chất chống oxy hóa này hỗ trợ giảm viêm, ngừa ung thư và bảo vệ thần kinh.

Bên cạnh đó, vitamin A, C có trong rau mùi có tác dụng hỗ trợ và thúc đẩy hệ thống miễn dịch khỏe mạnh. Rau mùi cũng chứa nhiều chất diệp lục chống lại các bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn và nấm gây ra.

Cải thiện sức khỏe của xương

TS. Dhawan cho biết, rau mùi có các khoáng chất quan trọng như canxi, phốt pho và magiê có thể làm tăng mật độ xương và hỗ trợ giảm đau nhức xương khớp. Vì vậy, nếu bạn muốn có xương chắc khỏe, rau mùi có thể là một lựa chọn tốt.

Bảo vệ tim mạch

Một số nghiên cứu được tiến hành trên động vật và ống nghiệm cho thấy rau mùi có thể làm giảm các yếu tố nguy cơ mắc bệnh tim, chẳng hạn như huyết áp cao và mức cholesterol LDL (cholesterol có hại). Chiết xuất rau mùi dường như hoạt động như một chất lợi tiểu, giúp cơ thể thải ra lượng natri và nước dư thừa. Điều này có thể làm giảm huyết áp.

Bên cạnh đó, việc bổ sung rau mùi vào mỗi buổi sáng hàng ngày sẽ cung cấp axit oleic, axit ascorbic và axit linoleic, các chất này giúp điều chỉnh lượng cholesterol ở mức thấp nhất giúp phòng ngừa các bệnh như: Xơ vữa động mạch và tắc nghẽn mạch máu.

Ngoài ra, Folate có nhiều trong rau mùi làm giảm lượng enzyme có hại cho cơ thể, từ đó ngăn ngừa các cơn đau tim và đột quỵ. Nước ép rau mùi còn giúp lợi tiểu, giảm huyết áp.

Bảo vệ não, hỗ trợ chữa mất ngủ

Một nghiên cứu được tiến hành trên chuột cho thấy chiết xuất rau mùi giúp chống lại tổn thương tế bào thần kinh sau các cơn động kinh do thuốc. Điều này xảy ra có thể là do đặc tính chống oxy hóa của rau mùi.

Hơn nữa, nghiên cứu này cũng lưu ý rằng rau mùi còn giúp cải thiện trí nhớ và có nhiều lợi ích để ứng dụng cho bệnh Alzheimer.

Rau mùi được sử dụng như một loại thảo mộc thiên nhiên có tác dụng làm dịu thần kinh, hỗ trợ giấc ngủ sâu và an toàn.

Loại rau gia vị tưởng chỉ tạo mùi thơm không ngờ giúp thải độc cực tốt - 2

Lưu ý khi sử dụng rau mùi

Để có thể sử dụng rau mùi mang lại hiệu quả cao về sức khỏe, cần lưu ý không nên sử dụng nếu như bạn bị mẫn cảm hoặc dị ứng với rau bởi nó có thể khiến bạn bị nổi mẩn ngứa, viêm da dị ứng,...

Không nên sử dụng quá 200ml nước ép rau mùi mỗi tuần. Nếu uống quá nhiều có thể khiến làm tăng cảm giác buồn nôn, kích ứng dạ dày, đau dạ dày cấp,...

Nếu như bạn đang gặp phải vấn đề về gan hoặc đang uống các loại thuốc chữa bệnh gan, tuyệt đối không sử dụng rau mùi hàng ngày bởi loại rau này làm gia tăng nồng độ dịch mật trong gan.

Nguồn: [Link nguồn]

6 loại bữa sáng hại gan nhất, dưa muối xếp cuối cùng

Bữa sáng là bữa ăn quan trọng nhất để có 1 ngày làm việc hiệu quả.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Minh Hoa  ([Tên nguồn])
Thực phẩm tốt cho sức khỏe Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN