Gợi ý chuẩn bị mâm cỗ Rằm tháng Giêng đầy đủ nhất rước tài lộc vào nhà

Sự kiện: Rằm tháng Giêng

Ngày Rằm tháng Giêng là dịp để con cháu bày tỏ lòng thành kính đối với gia tiên. Vì vậy, mâm cỗ cần chuẩn bị tươm tất và thịnh soạn.

Ở Việt Nam, ngày rằm là dịp mọi người thắp nhang cầu gia đạo bình an, khỏe mạnh và tài lộc. Qua câu “Lễ phật quanh năm không bằng Rằm tháng Giêng” đã nói lên tầm quan trọng của ngày Rằm tháng Giêng trong tâm thức của người Việt.

Mâm cỗ cúng rằm tháng Giêng. (Ảnh minh họa)

Mâm cỗ cúng rằm tháng Giêng. (Ảnh minh họa)

Bên cạnh đó, ngày này còn là dịp để con cháu bày tỏ lòng thành kính đối với gia tiên. Với mâm cúng gia tiên, người dân chuẩn bị mâm cỗ thịnh soạn như ngày tết với các món mặn truyền thống như giò, chả, gà, thịt lợn, rau xào… hoặc các món chay.

Theo quan niệm của người Việt, làm bất kỳ điều gì hễ đầu xuôi thì đuôi lọt. Vì thế, ngày rằm đầu tiên trong năm sẽ được người Việt chú trọng. Nhiều gia đình sửa soạn, bày mâm cỗ tươm tất, chu đáo để mong may mắn cả năm.

Mâm cỗ được từng gia đình chuẩn bị theo điều kiện kinh tế, không cần quá cầu kỳ nhưng vẫn thường đảm bảo các món cơ bản. Các gia đình có thể lựa chọn cúng Rằm và ngày 14/1 hoặc 15/1 âm lịch.

Chuyên gia gợi ý mâm cỗ cúng Rằm tháng Giêng:

Mâm cỗ cúng Phật

Các gia đình cần chuẩn bị hoa quả, chè xôi, rau xào chay nêm ít gia vị, canh nấm hoặc rau củ quả xào chay, các món đậu.

Các gia đình có thể thêm bánh trôi nước với ý nghĩa cầu mong một năm trôi chảy, thuận hòa.

Lễ vật cúng Phật bao gồm: Hương, hoa, đèn nến.

Màu sắc của các món ăn trên mâm cỗ chay được cho là tượng trưng cho sự hiện diện của ngũ hành: kim, mộc, thủy, hỏa, thổ. Ăn cơm chay cũng là cách hướng tới sự thanh thản, an nhiên trong tâm hồn.

Mâm cỗ mặn cúng gia tiên

Mâm cỗ mặn cúng gia tiên gồm có 4 bát, 6 đĩa đầy đặn:

+ 4 bát bao gồm: Bát canh măng, bát miến, bát mọc, bát canh mọc.

+ 6 đĩa bao gồm: Đĩa thịt lợn hoặc thịt gà, đĩa giò hoặc chả, đĩa nem thính hoặc đĩa xào, đĩa dưa muối, đĩa xôi hoặc bánh chưng và bát nước chấm.

Lễ vật bao gồm: Hương, hoa tươi, quả tươi, vàng mã, đèn nến, trầu cau, rượu trắng, thuốc lá...

Nguồn: [Link nguồn]

Bí quyết làm món măng khô hầm chân giò trong veo, thơm nức trong mâm cỗ Tết

Canh măng khô hầm chân giò là món ăn không thể thiếu trong mâm cơm Tết truyền thống của người dân Việt.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Diệu Thu ([Tên nguồn])
Rằm tháng Giêng Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN