Cua ghẹ rất không nên ăn khi trăng tròn nhưng 99% không biết và những người tuyệt đối không nên ăn cua ghẹ dù thèm đến mấy

Dân gian ví von "cua tối trời, ghẹ sáng trăng" để khuyên chúng ta lần sau muốn ăn cua ghẹ ngon thì phải chọn ngày.

Vì sao không nên ăn cua ghẹ giữa tháng khi trăng tròn

Chị Thanh Mai (Hà Nội) tâm sự, năm trước chị đi công tác ở Cửa Lò, được đồng nghiệp đưa vào nhà hàng hải sản đãi đặc sản cua ghẹ Cửa Lò, nhân thể mua luôn thùng cua ghẹ biển về ăn.

Đồng nghiệp dẫn tới quán quen, chủ 'tư vấn' bữa nay quý khách ăn các món ốc, cua, cá, tôm, mực… chứ không nên ăn cua ghẹ chi cả. Lý do là đêm qua là rằm trăng sáng nên sớm nay không có cua ghẹ biển ngon.

Khi trăng sáng không nên ăn cua ghẹ vì không ngon. Ảnh minh họa.

Khi trăng sáng không nên ăn cua ghẹ vì không ngon. Ảnh minh họa.

Rồi chủ quán ví von "cua tối trời, ghẹ sáng trăng" trong dân gian để khuyên khách lần sau muốn ăn cua ghẹ ngon thì phải chọn ngày, vào những ngày tối trời, không có trăng như đêm 30 cua ghẹ mới ngon và chắc thịt. Nếu đi vào những ngày rằm trăng sáng, cua ghẹ đa số bị óp.

Theo giải thích của chủ quán, cua ghẹ rất không nên ăn khi trăng tròn, nhưng 99% người đến vùng biển không biết đêm trăng sáng là thời điểm cua ghẹ giao phối, hoặc nhịn ăn nên gầy óp, ít thịt và không ngon.

Một giải thích khác nữa của các ngư dân là đêm rằm trời sáng trăng cua ghẹ không tìm được nhiều thức ăn như lúc không có trăng nên hầu như gầy óp.

Cua ghẹ biển ngon nhất là lúc "mùa không trăng" - tức là trời tối cua ghẹ mới tìm được nhiều thức ăn nên cua ngon và chắc thịt. Không nên mua hoặc ăn cua ghẹ vào giữa tháng vì cua ghẹ đang lột vỏ, giao phối, không có thức ăn... nên sẽ bị nhạt, óp, mềm nhão.

Vì vậy muốn mua cua ghẹ biển ngon thì phải chọn vào "mùa không trăng" - khoảng cuối tháng âm lịch.

Tránh mua vào lúc giữa tháng âm lịch vì lúc này trăng sáng. Nói theo kinh nghiệm của những người nuôi hải sản thì nên chọn mua cua ghẹ theo mùa nước, tức là đầu tháng hoặc cuối tháng âm lịch - chính là thời điểm ghẹ béo và có nhiều thịt nhất, ăn ngon nhất, hương vị đậm đà đặc trưng.

Nhiều người không nên ăn cua ghẹ. Ảnh minh họa.

Nhiều người không nên ăn cua ghẹ. Ảnh minh họa.

Những người tuyệt đối không nên ăn cua ghẹ dù thèm đến mấy

Theo Đông y, thịt cua ghẹ có tính hàn, vị mặn, có tác dụng giãn cơ, ích khí, điều hòa dạ dày, thông kinh lạc, thanh nhiệt, giúp hồi phục nhanh chóng chấn thương do va đập hay gãy xương. Có lợi cho những người cần bổ sung dinh dưỡng sau phẫu thuật, ốm đau hay suy kiệt sức khỏe.

- Hàm lượng canxi, sắt, selen, kẽm, kali, vitamin A trong cua ghẹ rất cao, giúp tăng cường khả năng miễn dịch của cơ thể đáng kể. Canxi giúp xương chắc khỏe, tốt cho trẻ còi xương, bổ dưỡng cho người già bị loãng xương.

- 100g thịt cua có chứa 11,6g protein và 1,2g chất béo, giàu đạm, ít chất béo, chứa nhiều axit béo không no, giàu dinh dưỡng giúp thúc đẩy quá trình sửa chữa và tổng hợp các tế bào mô của con người và cải thiện chức năng miễn dịch.

Cua ghẹ ăn ngon nhất là hấp, vì hương vị tươi ngon, nguyên chất, giữ được các chất dinh dưỡng (protein, canxi, photpho, sắt, các vitamin A,B,C… của cua, ghẹ cao gấp nhiều lần thịt, cá). Tuy là món hải sản được nhiều người ưa thích, nhưng không phải ai cũng ăn được món này.

Những người sau nên hạn chế hoặc không được ăn cua ghẹ:

- Người dễ bị dị ứng.

- Người dễ bị lạnh bụng, cơ địa yếu.

- Người đang mắc các bệnh về đường tiêu hóa (như tiêu chảy, đau dạ dày, viêm dạ dày mãn tính, loét tá tràng, viêm túi mật, sỏi mật…).

- Người đang mắc các bệnh về gan, thận, nhất là người bị viêm gan, rối loạn chức năng gan, thận.

- Người đang mắc bệnh gout, tim mạch (như tăng mỡ máu, tăng huyết áp, các bệnh về mạch máu não...).

Cách chọn ghẹ ngon

– Có nhiều loại ghẹ đỏ, ghẹ hoa, ghẹ xanh… nhưng ngon nhất là ghẹ xanh, ghẹ trứng. Nên ăn cua ghẹ vào đầu, hoặc cuối tháng âm lịch thì thịt béo và ngon ngọt hơn hẳn.

- Ghẹ không chọn con quá to, chỉ cần chọn con chắc tay, ấn vào yếm thấy không bị óp, gạch bụng hơi ngả vàng, chân co (không duỗi thẳng), bóp chân nó thấy rất chắc, chứ không mềm.

Cách chọn cua biển ngon

– Chọn cua tươi khỏe khi bóp nhẹ vào thân thấy nó giãy mạnh. Ngược lại là cua yếu, sắp chết do bắt đã lâu.

– Cua cái phần mai lớn hơn cua đực. Nếu muốn ăn cua trứng thì hãy chọn cua cái. Bóp yếm cua, nếu thấy chắc tay, độ đàn hồi tốt thì con cua đó nhiều thịt và ngon. Nếu óp thì cua đó ít thịt, không ngon.

– Phần da lụa giữa kẹt khuỷu trên càng cua có màu hồng đỏ, hoặc hồng sậm là tươi và nhiều thịt. Nếu phần này trắng nhợt thì cua để lâu, thịt bị teo.

Lưu ý:

- Tránh mua cua ghẹ chết vì ăn không ngon, vi khuẩn dễ sinh sôi, có thể gây ra ngộ độc thực phẩm.

- Cua ghẹ mua về đừng vội tháo dây, hãy ngâm chúng trong nước 10 phút cho sạch cát rồi dùng bàn chải chà sạch dưới vòi nước (nhất là miệng, bụng, càng của chúng).

- Có 2 loại chính là cua thịt và cua gạch, tùy ý mà lựa chọn. Nhưng để lựa được cua ghẹ tươi ngon, không bị óp thì phải biết chọn mua đúng và chọn đúng thời điểm cua ghẹ thơm ngon, chắc thịt, hương vị, độ ngon khác hẳn.

Nguồn: [Link nguồn]

Cua, ghẹ hấp vừa ngon, ngọt, chắc thịt lại không tanh nhờ dùng thứ nước này

Nhiều người hấp, luộc cua ghẹ kêu nhạt, không ngọt thịt, thậm chí còn mùi tanh và rụng hết chân càng… chỉ vì dùng...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Ngọc Hà ([Tên nguồn])
Ẩm thực, nhà hàng Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN