Cách đúng để hâm nóng cơm thừa

00:00 / 0:00
Chuẩn
Tốc độ đọc

Cơm thừa hoàn toàn có thể sử dụng lại, nhưng phải được bảo quản đúng cách, trong thời gian và nhiệt độ thích hợp.

Gạo có thể chứa bào tử của các loại vi khuẩn phổ biến như Bacillus cereus, giải phóng độc tố gây hai loại bệnh là tiêu chảy và nôn mửa.

Emily Hovis, trợ lý giáo sư trường Y tế Công cộng, Đại học Washington, cho biết vi khuẩn tồn tại trong quá trình nấu lần đầu dưới dạng bào tử. Khi chuyển thành cơm, nếu để ở nhiệt độ phòng sẽ tạo độc tố. Lúc đó, dù bạn hâm nóng cơm cỡ nào cũng chỉ đang giết chết các tế bào sinh dưỡng chứ không tiêu diệt được chất độc.

Ảnh minh họa: NyP

Ảnh minh họa: NyP

Theo chuyên gia dinh dưỡng Shelley Rael ở Albuquerque, New Mexico, vi khuẩn xuất hiện do không cho cơm vào tủ lạnh sớm sau khi nấu chín, để quá lâu hoặc không hâm nóng đúng cách.

Vi khuẩn Bacillus cereus có thể phát triển trong khoảng từ 4 độ C - 60 độ C, được gọi là vùng nguy hiểm. Vì vậy, khi nấu cơm xong, đừng để ở nhiệt độ phòng quá hai giờ, hoặc hơn một giờ ở nhiệt độ cao hơn. Bảo quản cơm trong hộp có thể đậy kín bằng nắp và cho vào tủ lạnh, nhưng không để quá 3-4 ngày.

Nếu định hâm nóng cơm trong lò vi sóng, nên thêm một chút nước hoặc nước dùng trước để cơm vẫn ngon và mềm.

Phần quan trọng nhất là đảm bảo nhiệt độ bên trong gạo đạt ít nhất 165 độ F (gần 74 độ C). Sử dụng nhiệt kế thực phẩm để kiểm tra lại.

Nguồn: [Link nguồn]

Nếu xử lý và bảo quản không đúng cách, cơm nguội có thể khiến bạn bị ngộ độc thực phẩm.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Nhật Minh (Theo NYP) ([Tên nguồn])
Ẩm thực, nhà hàng Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN