Bí quyết giúp món trứng vịt lộn hầm ngải cứu thành 'đặc sản Hạ Long'

Mùa hè đi chơi, đi du lịch, hay ngồi nhà cũng mệt mỏi, chán ăn… dẫn tới suy nhược cơ thể, đau đầu, chóng mặt… Món trứng vịt lộn hầm ngải cứu đặc sắc của Hạ Long giúp bồi bổ sức khỏe, lấy lại sự ngon miệng, tinh thần tốt hơn.

Bí quyết làm trứng vịt lộn hầm ngải cứu của người Hạ Long

Trứng vịt lộn hầm ngải cứu ở Hạ Long (Quảng Ninh) kết hợp cái ngai ngái của lá ngải cứu, vị ấm nóng của gừng, độ ngon ngọt của trứng khiến món ăn được nâng tầm như một trong những đặc sản Hạ Long. 

Theo đó, trứng vịt lộn luộc chín được hầm với lá ngải cứu non xanh và gừng thái sợi 2-3 giờ để các tinh túy nguyên liệu hòa quyện, thấm đẫm vào nhau và dậy mùi.

Bí quyết của món này phụ thuộc vào tài nêm nếm và cân đối tỉ lệ nguyên liệu của người hầm. Có hàng quán cho thêm miếng tiết luộc núng nính để thêm lạ miệng, cân bằng vị nồng của ngải cứu. Thành phẩm là món ăn thơm lừng hương vị đặc trưng, nước dùng đậm đà đặc trưng, ăn vào có chút đắng nhẹ hăng hăng của lá ngải cứu, chất ngọt của trứng vịt lộn, vị béo bùi của lòng đỏ, tiết lợn hòa quyện với nhau hợp vị vô cùng. 

Vì vậy, ai ăn lần đầu món này có thể bỡ ngỡ vì hương vị lạ, nhưng sau đó hương thơm, vị ngon ngọt xộc lên khiến người ăn từ từ cảm nhận những cung bậc thú vị của vị giác.

Nguyên liệu chính làm món trứng vịt lộn hầm ngải cứu. Ảnh internet.

Nguyên liệu chính làm món trứng vịt lộn hầm ngải cứu. Ảnh internet.

Chọn mua trứng vịt lộn non

Theo Đông y, trứng vịt lộn là một món ngon, vị thuốc bổ, tu âm, dưỡng huyết, ích trí, giúp cơ thể nhanh tăng trưởng - là món ăn bài thuốc cho người suy nhược, thiếu máu, đau đầu chóng mặt, yếu sinh lý, điều hoà khí huyết… Người gầy kinh niên ăn trứng vịt lộn có thể cải thiện cân nặng....

Tuy nhiên, để có món ăn ngon bổ dưỡng này trước hết cần biết cách chọn trứng vịt lộn ngon.

- Chọn trứng vịt lộn nên chọn những quả cầm nặng tay - là quả tươi và non. Tránh chọn quả cầm thấy nhẹ tay vì là trứng đã già.

- Giơ quả trứng dưới ánh mặt trời, ánh đèn xem vùng trống trong quả trứng nếu nhỏ là quả tươi non, nếu vùng trống lớn là trứng đã để lâu và già.

- Hoặc cầm hai đầu quả trứng và lắc bên tai. Nếu không nghe thấy tiếng động là lòng đỏ và trắng của trứng đang đặc - là loại trứng non. Nếu lắc nghe thấy tiếng thì là trứng già, không chọn.

- Hoặc ngâm trứng vịt lộn vào nước. Quả tươi sẽ chìm xuống, quả hỏng sẽ nổi lên. 

Để món trứng vịt lộn hầm ngải cứu ngon cần chọn nguyên liệu tốt. Ảnh internet.

Để món trứng vịt lộn hầm ngải cứu ngon cần chọn nguyên liệu tốt. Ảnh internet.

Chọn mua ngải cứu ngon

Ngải cứu (thuốc cứu, ngải diệp, nhả ngải…) có giá trị dinh dưỡng cao, hương thơm độc đáo, có mặt trong nhiều bài thuốc y học cổ truyền để bồi bổ, an thai, chữa suy nhược cơ thể, giúp máu lưu thông, hỗ trợ điều hòa kinh nguyệt, cầm máu, hạn chế mẩn ngứa, nổi mề đay, ho khan, đau họng, cảm mạo…

Nên chọn ngải cứu lá non, thân trắng xanh ăn sẽ không bị đắng.

Tránh chọn ngải cứu lá có màu xanh quá đậm là đã bị phun thuốc.

Tránh chọn lá bị héo, ăn vào mất vị thơm và không ngon.

Lá ngải làm món trứng vịt lộn hầm ngải cứu cần chọn loại thân trắng mới non. Ảnh internet.

Lá ngải làm món trứng vịt lộn hầm ngải cứu cần chọn loại thân trắng mới non. Ảnh internet.

Trứng vịt lộn hầm ngải cứu cách 1

Nguyên liệu

Trứng vịt lộn 6 quả

Lá ngải cứu 100gr

Gừng tươi 1 củ vừa, rau răm 1 mớ, hành tím 2 củ, chanh 1 quả (hoặc quất), ớt 2 quả.

Gia vị: dầu ăn, hạt nêm, bột canh, bột ngọt, tiêu xay…

Cách làm

Trứng vịt lộn rửa sạch vỏ, luộc gần chín thì vớt ra, để nguội và bóc vỏ cho vào tô riêng.

Gừng nạo vỏ, rửa sạch, một nửa băm nhuyễn, một nửa cắt sợi nhỏ.

Ngải cứu ngắt lấy phần lá non, ngâm với nước muối pha loãng để loại bỏ hoá chất. Sau đó rửa lại với nước và để ráo.

Rau răm rửa sạch, loại bỏ phần gốc già và phần rau bị héo, để ráo nước. Hành tím lột vỏ, bằm nhuyễn.

Hầm trứng vịt lộn ngải cứu

Phi thơm hành tím và gừng băm nhuyễn. Cho lá ngải cứu vào xào mềm 3 - 5 phút rồi nêm nếm vừa ăn.

Cho trứng vịt lộn đã bóc vỏ và nước lọc vào xâm xấp bề mặt, đậy nắp nồi và bắt đầu hầm trên lửa liu riu 30 phút. Nước gần cạn nước thì tắt bếp.

Thưởng thức

Múc trứng vịt lộn hầm ngải cứu ra bát và ăn ngay khi nóng mới ngon và bổ dưỡng. Ăn nguội món ăn sẽ bị tanh. Ăn kèm với rau răm, gừng và chấm cùng muối tiêu để thêm đậm đà.

Miếng tiết cho vào bát trứng vịt lộn hầm ngải cứu thêm ngon. Ảnh internet.

Miếng tiết cho vào bát trứng vịt lộn hầm ngải cứu thêm ngon. Ảnh internet.

Trứng vịt lộn hầm ngải cứu cách 2

Nguyên liệu

- Ngải cứu 2 mớ non

- Kỷ tử 1 nắm.

- Dầu ăn 1/2 thìa, bột canh, hạt nêm 1/2 thìa phở.

- Rau, gia vị ăn kèm gồm rau răm, bột canh, hạt tiêu, ớt, gừng, quất/chanh.

Cách làm

- Trứng vịt lộn rửa sạch, luộc 15 phút rồi om trong nồi khoảng 5 phút là chín.

- Gừng thái sợi, phi thơm với 1 chút dầu ăn. Thêm 0,5 lít nước vào đun sôi thì cho thêm kỷ tử vào đun 5 phút mới thả rau ngải cứu vào đun cùng (muốn ăn nhừ thì ninh lâu hơn).

Làm muối chấm

Cho 2 muỗng bột canh, 1 muỗng hạt tiêu, 1/2 muỗng bột ngọt, 1 quả ớt cắt nhỏ, 1 thìa nước cốt chanh (hoặc quất). Tất cả trộn đều nêm nếm cho vừa miệng.

Thưởng thức

Đập trứng vịt lộn vào bát, thêm rau ngải cứu. Ăn kèm rau răm, gừng thái sợi.

Chấm với muối chấm đã làm trên.

Ngoài ra, món trứng vịt lộn hầm ngải cứu hàm lượng dinh dưỡng tăng gấp 2 - 3 lần so với cách ăn thông thường, rất tốt cho sức khoẻ, giúp đẩy lùi mệt mỏi, bồi bổ cho cơ thể sau hành trình du lịch mất nhiều sức. Đồng thời, các nội tướng có thể làm món này tại nhà cho cho người thân thưởng thức.

Trứng vịt lộn hầm ngải cứu bổ dưỡng nhưng một số người cần hạn chế, hoặc không được ăn vì ảnh hưởng tới sức khỏe. Ảnh internet.

Trứng vịt lộn hầm ngải cứu bổ dưỡng nhưng một số người cần hạn chế, hoặc không được ăn vì ảnh hưởng tới sức khỏe. Ảnh internet.

Ai không nên ăn ngải cứu

Phụ nữ có thai hoặc cho con bú; người bị bệnh gan, thận hoặc tim, dị ứng với ngải cứu và cây họ cúc, người bị rối loạn đông máu, đang dùng thuốc chống đông máu không nên ăn món này.

Ngải cứu không nên dùng hàng ngày. Liều lượng và thời gian dùng phải theo chỉ định của bác sĩ. Bởi dùng không đúng cách (quá liều và ăn lâu dài) có thể gây tác dụng phụ nôn ói, đau đầu, chóng mặt, co giật, rối loạn thần kinh…

Ai không nên ăn trứng vịt lộn?

Người mắc các bệnh về tim mạch không nên ăn.

Người bị cao huyết áp, mắc bệnh về gan, tỳ vị hạn chế ăn.

Trẻ dưới 5 tuổi ăn trứng vịt lộn dễ rối loạn tiêu hóa, đầy bụng, khó chịu.

Phụ nữ mang bầu hạn chế ăn trứng vịt lộn vì rau răm, gừng tươi nóng sẽ ảnh hưởng tới thai nhi, thậm chí có thể bị sảy thai.

Lưu ý khi ăn trứng vịt lộn

Trong mỗi quả trứng vịt lộn có nhiều vitamin A, protein, glucid, vitamin B1 và C. Tổng là 182kcal năng lượng, 13,6g protein, 12,4g lipid, 82mg canxi, 212mg phốtpho, 600mg cholesterol… Do đó, món trứng vịt lộn rất bổ dưỡng, cần ăn đúng liều lượng và đúng cách mới hiệu quả.

Trứng vịt lộn nên ăn vào buổi sáng để có năng lượng cho cả ngày.

Tránh ăn vào buổi tối vì gây khó tiêu, tăng cân.

Không nên ăn liền nhiều ngày. Không ăn quá 2 quả trứng vịt lộn/lần và cũng nên ăn quá 2 quả/tuần.

Không dùng trứng vịt lộn luộc chín để qua đêm (vì có thể sản sinh ra vi khuẩn, không tốt cho sức khỏe).

Nguồn: [Link nguồn]

Đến Hạ Long ăn vặt ở đâu ngon? Bài viết dưới đây sẽ gợi ý những quán ăn vặt ngon ở Hạ Long để giúp du khách có chuyến trải nghiệm ẩm thực trọn vẹn.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Ngọc Hà ([Tên nguồn])
Đặc sản 63 tỉnh thành Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN