3 món đặc sản Hải Dương được vinh danh là Ẩm thực tiêu biểu Việt Nam có gì đặc biệt?

Đặc sản Hải Dương có nhiều nhưng vừa qua 3 món ăn đã được vinh danh là Ẩm thực tiêu biểu Việt Nam. Vậy đây là những món nào và có điều gì đặc biệt?

Ở mỗi địa phương thường có những đặc sản riêng và đặc sản Hải Dương cũng có nhiều. Vùng đất Hải Dương có nhiều món ăn nổi tiếng như: Bánh đậu xanh, rươi Tứ Kỳ, thạch rau câu, bánh gai Ninh Giang, bánh dày Gia Lộc, bún cá rô đồng… Các món ăn không chỉ được người chế biến khéo léo, tỉ mỉ mà mang hương vị đặc biệt không nơi nào có được.

Hiệp hội Văn hóa Ẩm thực Việt Nam vừa qua đã trao chứng nhận cho 121 món ẩm thực của các vùng miền là Ẩm thực tiêu biểu Việt Nam, trong đó Hải Dương đã có 3 món ăn đặc sản bình dân được lựa chọn vinh danh. Đó là các món bánh cuốn, bánh đậu xanh và chả rươi. Vậy điều gì đặc biệt có ở các món ăn đặc sản Hải Dương này?.

1. Đặc sản Hải Dương bánh đậu xanh

Hiện có nhiều thương hiệu bánh đậu được sản xuất ở các vùng miền khác nhau, nhưng có lẽ bánh đậu xanh Hải Dương là nổi tiếng hơn cả. Bánh đậu xanh Hải Dương được từ bột đậu xanh nguyên chất, đường, dầu ăn và tinh dầu hoa bưởi. Các nguyên liệu làm bánh đều được lựa chọn cẩn thận, chế biến an toàn thực phẩm. Người làm phải chọn những hạt đỗ chất lượng, hạt mẩy đều và bên trong vỏ có màu vàng.

Vị bánh đậu xanh Hải Dương khác các nơi khác khi có vị đậm đà, thanh ngọt với hương thoang thoảng hoa bưởi và mùi đỗ xanh. Hơn nữa, độc đáo của bánh là ở những công đoạn khéo léo, tỉ mỉ khi chế biến như đỗ rang vàng đều, bột xay mịn… Bánh được cắt thành từng khối vuông nhỏ và gói trong những giấy bạc hay gói thấm mỡ thành từng thỏi.

Bánh đậu xanh là món ăn đặc sản Hải Dương đã được lựa chọn là Ẩm thực tiêu biểu Việt Nam

Bánh đậu xanh là món ăn đặc sản Hải Dương đã được lựa chọn là Ẩm thực tiêu biểu Việt Nam

Ngày nay để phù hợp với nhiều khẩu vị, bánh được làm có nhiều độ ngọt khác nhau. Có loại bánh cho thêm bột đậu đỏ, hạt sen hay lạc vào nhân bánh. Bất cứ du khách nào đến nơi đây đều thích thú thưởng thức bánh bình dân đặc sản này hoặc mua về làm quà cho người thân. Bánh đậu xanh ăn cùng khi thưởng thức chè xanh hoặc uống trà tàu càng tăng thêm vị ngon.

2. Đặc sản Hải Dương chả rươi

Mùa rươi ở Hải Dương thường bắt đầu từ tháng 8 âm lịch. Trong các món ăn được chế biến từ rươi, thơm ngon nhất và dễ chế biến là món chả rươi.

Để làm được món này cho dù theo cách nào cũng cần có thịt lợn nạc xay nhuyễn hoặc băm nhỏ, trứng gà/trứng vịt, hạt tiêu, hành hoa, thì là, nước mắm và đặc biệt không thiếu vỏ quýt.

Món chả rươi Hải Dương có vị ngậy ngậy ngọt đậm của thịt rươi trộn với trứng gà, mùi thơm của vỏ quýt cộng với húng thơm hấp dẫn lưu lại hương vị khó quên. Chả rươi ngon phải chấm với nước mắm chát tỏi ớt ăn kèm bún, rau thơm… và ăn khi còn đang nóng sẽ tạo nên vị đặc biệt khó quên.

3 món đặc sản Hải Dương được vinh danh là Ẩm thực tiêu biểu Việt Nam có gì đặc biệt? - 2

3. Bánh cuốn đặc sản Hải Dương

Bánh cuốn Hải Dương cũng là một món ăn đặc sản bình dân được Hội đồng bình chọn vào danh sách 121 Ẩm thực tiêu biểu Việt Nam.

Bánh cuốn nhiều nơi làm, ở mỗi vùng lại có dáng hình, hương vị thậm chí là tên gọi khác nhau. Ở nước ta, nói đến bánh cuốn có thể kể đến tên như bánh cuốn Thanh Trì, bánh cuốn Phủ Lý, bánh cuốn Cao Bằng, bánh mướt Nghệ An, Huế… Nhưng mỗi nơi đều có vị khác nhau.

Nếu như bánh cuốn Thanh Trì (Hà Nội) có thêm thịt băm, mộc nhĩ, ngoài ra là bánh cuốn trứng có lòng đỏ, lòng trắng được đánh đều trước khi tráng lên bánh. Bánh cuốn Hải Dương lại là bánh không nhân.

3 món đặc sản Hải Dương được vinh danh là Ẩm thực tiêu biểu Việt Nam có gì đặc biệt? - 3

Bánh cuốn Hải Dương được tráng thành từng lá mỏng như tờ giấy pơ luya, có thể nhìn xuyên thấu và dai. Đặc biệt nước mỡ phải làm từ mỡ khổ chứ không phải mỡ lá hay dầu ăn vì như vậy sẽ làm bánh không được béo ngậy và thơm. Các lá bánh cuốn được rải chồng lên nhau trong một cái thúng có lót lá chuối và một số bao vải, ni lông cách nhiệt nên tới khi ăn, bánh vẫn còn nóng hổi.

Nước chấm cũng là một phần làm nên thương hiệu bánh cuốn Hải Dương khiến nhiều người nhớ đến. "Nước mắm pha phải là Cát Hải xịn và thật mặn. Riêng nước mắm bánh cuốn phải thật mặn, phải dùng đường vàng. Nếu khi pha thì phải dùng nước thật sôi thì nó mới dậy mùi được. Nước mắm dùng để pha thường là mắm Cát Hải xịn và thật mặn" – cô Nghị, một người làm bánh cuốn ở Hải Dương chia sẻ. Rồi ngay cả những đi kèm bánh cuốn đều tự làm như chả mỡ, hành phi… Người dân nơi đây thường sáng xay gạo, tráng bánh. Trưa sẽ xay thịt để làm chả, phi hành rồi tối lại ngâm gạo để cho ngày hôm sau.

Nguồn: [Link nguồn]

“Rùng mình“ đặc sản vừa ăn vừa bịt mũi, giá đắt đỏ nhưng vẫn nổi như cồn

Thoạt nhìn món ăn này trông phần đáng sợ nhưng là món khoái khẩu của người dân Campuchia và trở thành đặc sản được bày bán có rất nhiều du khách tò mò.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Hà My ([Tên nguồn])
Đặc sản 63 tỉnh thành Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN