2 loại rau cải ngược tên nhau và những người không nên ăn kẻo hại thân

2 loại rau chỉ ngược tên nhau và cùng có tác dụng giải ngán, ngon miệng, nhưng có những người không nên ăn vì ăn vào dễ rước bệnh vào thân

Sự khác nhau giữa 2 loại rau cải ngồng và ngồng cải

Trong bài viết "Không cần đổ xô đi ăn bún, phở sau Tết, có một thứ rau giúp giải ngán thịt cá bánh giò rất tốt cho sức khỏe, ngon tuyệt vời ăn cả tuần không chán" trên giadinh.net.vn có nói về rau cải ngồng - một loại rau có nhiều hàm lượng dinh dưỡng.

Theo các chuyên gia dinh dưỡng và sức khoẻ, trong 100gr rau cải ngồng chứa khoảng 11 calo, gồm tinh bột 1.91gr, chất đạm (Protein) 1.32gr, Vitamin A 196mcg, Vitamin C 39.5mg, chất béo 0.18gr, Canxi 92mg, Kali 221mg.

Loại rau cải ngồng. Ảnh minh họa.

Loại rau cải ngồng. Ảnh minh họa.

Còn ngồng cải là rau cải mua về lấy lá già muối dưa, phần búp và lá non bên trong để chế biến món khác như luộc, nhúng lẩu, muối xổi, làm dưa góp. Ngồng cải vị ngăm ngăm đắng, nhưng ăn rất ngon miệng, có tác dụng giải ngán sau Tết và sau khi ăn các món nhiều dầu mỡ, ăn vào những ngày lạnh giá rất hợp vị.

Cả 2 loại rau đều dồi dào chất xơ, giàu vitamin A, B, C, các hoáng chất có khả năng chống oxy hóa cao, có thể giúp tăng cường hoạt động của hệ tiêu hóa, ngừa bệnh táo bón, khó tiêu, cải thiện hệ tiết niệu, gan, tim mạch rất tốt... đặc biệt là chống ngán tốt.

Với người ăn kiêng, muốn giảm cân thì đây là 2 loại rau không thể thiếu, bởi có nguồn chất xơ dồi dào, ăn vào thấy cảm giác no lâu hơn, giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt, cơ thể sẽ để không tích tụ quá nhiều chất đạm, chất béo... 

Và dù lượng calo ít, nhưng chúng vẫn hỗ trợ đủ dinh dưỡng cho sinh hoạt hằng ngày, giúp bạn kiểm soát được cảm giác thèm ăn và giảm cân hiệu quả.

Ngồng cải ngược tên với loại rau cải ngồng. Ảnh minh họa.

Ngồng cải ngược tên với loại rau cải ngồng. Ảnh minh họa.

Lưu ý khi dùng cải ngồng

Cải ngồng và ngồng cải giống các loại rau xanh đó là mang đến nhiều dưỡng chất rất tốt cho sức khỏe. Để tối ưu hiệu quả dinh dưỡng khi ăn rau cũng như tránh các tác hại không đáng có, bạn hãy lưu ý vài điều sau trong quá trình sử dụng cải ngồng:

- Mua rau từ nguồn uy tín, tránh mua khi rau bị vàng lá hoặc hư hỏng.

- Không luộc, hoặc nấu quá lâu, không mở vung khi nấu để rau không bị mất chất, đặc biệt là các loại vitamin.

- Rửa và ngâm rau với nước muối pha loãng 30 phút trước khi chế biến để diệt khuẩn và loại bỏ bụi bẩn, ký sinh trùng đang bám trong rau.

- Bảo quản rau trong ngăn mát tủ lạnh và không để quá 5 ngày.

Ngồng cải luộc chấm trứng đơn giản, dễ ăn, vị ngăm ngăm đắng rất hấp dẫn. Ảnh minh họa.

Ngồng cải luộc chấm trứng đơn giản, dễ ăn, vị ngăm ngăm đắng rất hấp dẫn. Ảnh minh họa.

Những ai không được ăn?

Tuy cải ngồng và ngồng cải là món dễ ăn, ít béo nhưng nhiều vitamin và chất xơ, giúp tiêu hóa tốt lại thanh mát, không gây ngán. Vì món này ít năng lượng nên thích hợp với cả những người đang ăn kiêng hoặc muốn giảm cân.

Người bị đau dạ dày hay trào ngược dạ dày thì không nên ăn rau dạng sống nhiều vì có thể gây đầy hơi, trướng bụng.

- Phụ nữ mang thai không nên ăn cải ngồng sống vì nó có tác dụng điều chỉnh huyết áp, hạ huyết áp nên sẽ làm ảnh hưởng sức khỏe.

Đối với rau cải muối chua, BS Thu Nguyệt (Viện y học ứng dụng Việt Nam đã giải thích trên phunu suckhoe), dưa chua có chứa nhiều muối, có tính axit và có vị hơi cay. Tuy khoái khẩu, nhưng nếu ăn lượng lớn natri vào cơ thể, gia tăng nguy cơ tăng huyết áp, tim mạch, huyết áp, hoặc bệnh thận… vì có thể gia tăng nguy cơ bất lợi cho sức khỏe. Do đó một số người không nên ăn:

- Người bình thường không nên ăn dưa muối chua lúc đói, hoặc ngay đầu bữa ăn vì có thể làm cho dạ dày bị cồn cào hoặc át mất mùi vị của những món tiếp theo.

- Người có tiền sử đau dạ dày nên hạn chế ăn vì có thể bị gia tăng cơn đau, thậm chí có thể gây ung thư dạ dày, đau dạ dày nếu lạm dụng.

- Người có tiền sử bệnh về đường tiêu hóa vừa ăn vừa nghe cơ thể "nói gì", bởi dưa muối có nhiều lợi khuẩn, nhưng các loại dưa – nhất là dưa muối xổi, ngâm dấm nhanh có thể không loại trừ hoàn toàn các vi sinh vật, ấu trùng gây bệnh bám vào, ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa trầm trọng hơn.

- Phụ nữ mang thai hệ tiêu hóa nhạy cảm hơn, dưa muối chua có thể kích thích làm gia tăng đầy bụng, buồn nôn.

- Trẻ em nên hạn chế cho ăn vì hệ tiêu hóa chưa hoàn chỉnh (nên thay thế món này bằng sữa chua lợi khuẩn hơn).

Nguồn: [Link nguồn]

Những loại rau cải chống ung thư cực tốt nhưng ”đại kỵ” với người mang bệnh sau

Các nhà nghiên cứu đã điều tra mối liên quan có thể có giữa việc ăn các loại rau họ cải và nguy cơ ung thư. Theo đó, ăn nhiều rau họ cải có tác dụng góp phần giảm nguy cơ...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Ngọc Hà ([Tên nguồn])
Ẩm thực, nhà hàng Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN