Loại côn trùng có nọc độc nguy hiểm được săn lùng làm mồi nhậu, giá nửa triệu đồng/kg

00:00 / 0:00
Chuẩn
Tốc độ đọc

Cứ đến mùa, thương lái khắp nơi lùng mua về cung cấp cho các nhà hàng, quán nhậu với giá cao, từ 450-500 nghìn đồng/kg.

Được coi là loài ong hung dữ có nọc độc nguy hiểm nhất thế giới, với độc tính cao, những người bị loài ong này đốt nếu không cứu chữa kịp thời sẽ có thể bị tử vong, vì vậy, người ta còn gọi ong vò vẽ là ong tử thần.

Ong vò vẽ có nọc độc cực mạnh nhưng nhộng ong lại không có độc và là món ăn cực kỳ bổ dưỡng, được nhiều người lùng mua với giá cao.

Nhộng ong vò vẽ được lùng mua với giá cao.

Nhộng ong vò vẽ được lùng mua với giá cao.

Cứ đến mùa ong sinh sản, thợ ong khắp nơi lại đi tìm bắt những tổ ong này về lấy nhộng, bán cho thương lái. Tại các quán nhậu hay chợ mạng, nhộng ong được rao bán với giá lên tới nửa triệu đồng/kg.

Bán nhộng ong với giá 450 nghìn đồng/kg, chị Phương Thảo, trú tại Mễ Trì Hạ (Nam Từ Liêm, Hà Nội) cho biết, mùa nhộng ong bắt đầu từ cuối tháng 7 hàng năm. Mới đầu mùa nên mỗi ngày, chị Thảo chỉ nhập được từ 5-10kg nhộng ong nhưng có bao nhiêu cũng bán hết đến đó.

“Nhộng ong tôi thường mua cả tổ về rồi dùng nhíp tách lấy nhộng tươi, chưa qua đông lạnh, giá cả cân là 450 nghìn đồng, ai mua nửa cân thì có giá 250 nghìn đồng. Có người mua một lúc 2-3kg về cấp đông ăn dần”, chị Thảo nói.

Nhộng ong vò vẽ có thể chế biến thành rất nhiều món ăn ngon.

Nhộng ong vò vẽ có thể chế biến thành rất nhiều món ăn ngon.

Theo chị Thảo, khoảng giữa tháng 8 nhộng ong sẽ được khai thác nhiều nhất, giá sẽ giảm còn khoảng 400 nghìn đồng/kg. Một số nhà hàng, quán nhậu thường mua cả chục cân, cấp đông để chế biến món ăn phục vụ khách trong cả năm.

“Thông thường, ở các quán nhậu, một cân nhộng ong có thể chế biến thành 3-4 đĩa, giá từ 180-250 nghìn đồng/đĩa. Mùa nhộng ong chỉ kéo dài khoảng 2 tháng nên nhiều người tranh thủ mua kẻo hết mùa”, chị Thảo cho hay.

Thấy nhộng ong được mua với giá cao, đồng thời nắm bắt được nhu cầu của người tiêu dùng, ngày càng nhiều người ở khu vực miền núi vào rừng tìm ong vò vẽ về bán kiếm thêm thu nhập.

Nhiều năm đi bắt ong vò vẽ để lấy nhộng bán, anh Hà Văn Luật (SN 1990), trú tại xã Đông Cửu, huyện Thanh Sơn (Phú Thọ) cho biết, trước đây, người dân thường lấy nhộng để làm thức ăn hàng ngày và bán cho một số hộ dân tại địa phương.

Ong vò vẽ có thể làm tổ ở trên cây, lộ thiên hoặc dưới đất nhưng chúng đều có nọc cực độc.

Ong vò vẽ có thể làm tổ ở trên cây, lộ thiên hoặc dưới đất nhưng chúng đều có nọc cực độc.

Tuy nhiên, những năm gần đây, nhộng ong được nhiều nhà hàng, quán nhậu ở các thành phố lớn tìm mua để chế biến, đồng thời, thương lái Trung Quốc bắt đầu tìm mua với giá cao khiến người dân đổ xô đi bắt.

 “Loài ong này có đặc tính làm tổ lộ thiên ở các cành cây, bụi cây thậm chí là ở dưới đất nên rất dễ tìm, tổ lại rất to nhưng là loại hung hãn nhất trong họ ong bắp cày. Nọc của loài ong này có độc tính rất cao có thể gây ra chết người nên nó cũng được mệnh danh là loài ong sát thủ của núi rừng”, anh Luật nói.

Những tổ ong vò vẽ là nỗi "khiếp đảm" của nhiều người vì nọc của chúng cực kỳ độc.

Những tổ ong vò vẽ là nỗi "khiếp đảm" của nhiều người vì nọc của chúng cực kỳ độc.

Mùa khai thác ong vò vẽ kéo dài từ tháng 7-9 hàng năm, vì vậy, anh Luật thường lên rừng đi kiếm những tổ ong vò vẽ để bán với giá từ 200-250 nghìn đồng/kg cả tổ. Nhộng ong sau khi tách riêng có thể bán với giá từ 350-450 nghìn đồng/kg.

Theo anh Luật, nhộng ong rất bổ dưỡng, được “dân nhậu” tìm kiếm về chế biến làm mồi nhậu hoặc ngâm rượu nên có bao nhiêu ong thương lái cũng lùng mua hết đến đó.

Anh Luật đang chế biến món nhộng ong vò vẽ xào. (Ảnh: NVCC).

Anh Luật đang chế biến món nhộng ong vò vẽ xào. (Ảnh: NVCC).

Nhộng ong vò vẽ có thể chế biến thành rất nhiều món ăn như nhộng ong xào tỏi ớt, ong xào cải chua, ong xào măng, ong chiên giòn, cháo ong hoặc rang lá chanh rồi ăn kèm với bánh đa.

Theo Lương y, Bác sĩ Nguyễn Hồng Minh, ong vò vẽ có nọc độc cực mạnh, nhưng nhộng ong lại không có độc và là món ăn cực kỳ bổ dưỡng. Tuy lành tính nhưng vẫn có trường hợp có thể bị dị ứng khi ăn nhộng ong với biểu hiện mẩn ngứa, đau bụng, nôn mửa do cơ địa không hợp. Vì vậy, nếu chưa ăn nhộng ong bao giờ thì nên ăn thử trước một chút, nếu không thấy có biểu hiện dị ứng thì ăn tiếp.

Nguồn: [Link nguồn]

Nếu như con gà phải nuôi khoảng 100 ngày trở lên mới được bán thương phẩm, nuôi lợn cần trên 120 ngày thì nuôi con vật này chỉ cần 15 ngày là có thể bán với mức lãi gấp 10 lần.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Hồng Cảnh ([Tên nguồn])
Đắt - Độc - Lạ Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN