Lấy đồ bỏ đi của người khác về làm thứ này, 9x bán cả triệu đồng/sản phẩm

Sự kiện: Đắt - Độc - Lạ

Khởi nghiệp với thứ bỏ đi của người khác, cô gái trẻ đã làm ra các sản phẩm độc đáo, mang vẻ đẹp riêng biệt, có sản phẩm bán giá hơn triệu đồng.

Ngay từ khi còn học cấp 3, Nguyễn Thị Yến (Bắc Giang) đã say mê với nững món đồ thủ công. Khi đỗ đại học, lên Hà Nội, cô sinh viên năm đó bị choáng ngợp bởi các loại túi xách hanmade. Cô cũng tìm được người hướng dẫn và tự mày mò học may túi.

Năm đó, được anh trai tặng một chiếc máy may Nhật, cô gái trẻ chính thức bước chân vào làm nghề. Bước chân vào nghề thật không dễ dàng, cô đã không biết may, lại hay gặp lỗi với máy nhưng cô lại không thể tự sửa được. Niềm đam mê đã giúp cô vượt qua mọi khó khăn. Sau đó, nghề may những chiếc túi xách đã giúp cô có thu nhập suốt thời sinh viên.

Yến sử dụng đồ jeans cũ để làm nhiều sản phẩm khác nhau.

Yến sử dụng đồ jeans cũ để làm nhiều sản phẩm khác nhau.

Tốt nghiệp đại học, Yến đi theo nghề may, tự mở xưởng để làm. Cô làm túi xách từ nhiều nguyên liệu khác nhau: bao tải, vải bạt… rồi làm các loại hình handmade khác từ sỏi, đồ decor... Nhưng cô đều thấy chán nản vì sản phẩm của mình không có gì nổi bật. Cô muốn làm sản phẩm gì mang màu sắc riêng.

“Trong một lần, tôi thấy những chiếc quần bò cũ xếp trong góc tủ. Tôi nghĩ đến việc tận dụng làm nguyên liệu may túi. Tôi lên mạng tìm hiểu và biết ở nước ngoài nhiều thợ đã làm những sản phẩm rất độc đáo từ vải jean. Tôi đã bắt tay vào thử sức với nguyên liệu mới này”, cô nói.

Để chế biến từ một chiếc quần cũ thành túi xách, cô cho biết tốn rất nhiều công đoạn sơ chế nguyên liệu. Cô phải cắt rời các chi tiết ra và ghép lại theo ý tưởng của bản thân sau đó mới tiến hành may thành túi xách.

Những chậu xương rồng được làm từ đồ jeans cũ.

Những chậu xương rồng được làm từ đồ jeans cũ.

Những chiếc ví tái chế không chiếc nào giống chiếc nào.

Những chiếc ví tái chế không chiếc nào giống chiếc nào.

Công đoạn khó nhất chính là định hình ý tưởng, sắp xếp những chi tiết không liên quan thành một sản phẩm có tổng thể hoàn chỉnh và có tính thẩm mỹ cao.

Sau khi may những chiếc túi to sẽ có những mảnh vụn vải. “Tôi sẽ tận dụng chúng để làm các họa tiết trang trí cho túi xách, balo… còn những mảnh nhỏ hơn nữa sẽ được tận dụng làm các sản phẩm trang trí khác…”, cô chia sẻ.

Tận dụng đồ jeans cũ, cô đã làm thành rất nhiều các sản phẩm khác nhau: balo, túi xách… Giá bán mỗi sản phẩm dao động từ 100.000 đồng – cả triệu đồng/sản phẩm.

Gần đây, cô còn làm hoa từ vải jeans cũ.

Gần đây, cô còn làm hoa từ vải jeans cũ.

Thời gian gần đây, cô còn làm ra các sản phẩm hoa từ vải jeans thu hút sự quan tâm của nhiều người. Yến cho biết: “Trong quá trình làm việc tôi bắt gặp những chiếc váy mỏng, quần giãn không phù hợp để làm túi. Khi ấy, tôi mới nghĩ làm thế nào để tái chế chúng cho đỡ phí. Tôi nghĩ ra làm hoa, và làm thật nhiều món đồ khác”.

Ngoài việc sản xuất sẵn túi, balo, ví, hoa… từ jeans, những lúc rảnh rỗi cô còn nhận tái chế đồ jeans cũ của khách theo yêu cầu và dựa trên mẫu có sẵn. Công việc tái chế đồ jeans xuất phát từ sự đam mê và niềm yêu thích đồ handmade nên thu nhập cũng chỉ đủ để trang trải cuộc sống và không cố định theo mỗi tháng.

Thời gian tới, Yến mong muốn làm thêm nhiều mẫu túi mới vừa đáp ứng được nhu cầu sử dụng hằng ngày của khách hàng, vừa đảm bảo tính thẩm mỹ cao, thời trang. Cô bày tỏ mong muốn đưa thương hiệu túi tái chế ra thế giới để thật nhiều người biết tới thương hiệu tái chế jeans của Việt Nam.

Nguồn: [Link nguồn]

9x Thanh Hóa thu hàng trăm triệu/năm nhờ nuôi con vật này trong hộp nhựa

Nhờ mô hình này, chàng trai trẻ Thanh Hóa đã thu về hàng trăm triệu mỗi năm.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Nguyễn Thơm ([Tên nguồn])
Đắt - Độc - Lạ Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN