Cận cảnh việc thu hoạch hàng chục tổ ong khổng lồ trên vách núi ở Cao Bằng

Sự kiện: Đắt - Độc - Lạ

Được coi là loài ong cho mật tốt nhất thế giới, có giá lên đến cả triệu đồng/lít, thế nhưng, những tổ ong khoái to như cái nong, dài cả mét được bà con dân tộc Dao Tiền ở Cao Bằng canh giữ suốt nhiều tháng liền đến khi thu hoạch lại không phải để lấy mật.

Ong khoái là loại ong mật cực kỳ hung dữ, thường làm tổ ở những vị trí hiểm trở như vách đá hoặc cành cây cao trong rừng già. Vì bản tính hung dữ, con người không thể thuần hóa và nuôi được chúng.

Ngoài ra, ong khoái là loại ong cho rất nhiều mật và chất lượng mật cực ngon, thậm chí được coi là loại mật ong tốt nhất thế giới. Vì vậy, mật ong khoái luôn được lùng mua với giá cao, từ 500-700.000 đồng/lít tại cửa rừng. Khi đến tay người tiêu dùng, giá có thể lên đến cả triệu đồng.

Hàng chục tổ ong khoái trên vách đá cách mặt đất hơn 20 mét ở Vài Khao. (Ảnh: Chung Vũ).

Hàng chục tổ ong khoái trên vách đá cách mặt đất hơn 20 mét ở Vài Khao. (Ảnh: Chung Vũ).

Tuy nhiên, tại xóm Vài Khao, xã Quang Thành, huyện Nguyên Bình (Cao Bằng), nơi sở hữu hàng chục tổ ong khổng lồ làm tổ trên vách đá lại nuôi ong khoái để lấy sáp chứ không lấy mật. Với họ, sáp ong được coi như tài sản vô giá.

Theo anh Phùng Văn Cầu, trú tại TP. Cao Bằng, anh đã được tận mắt chứng kiến người dân ở đây thu hoạch tổ ong khoái. Xóm Vài Khao có 35 hộ dân, chủ yếu là người Dao Tiền với 2 dòng họ chính là họ Lý và họ Chu. Hàng năm, cứ đến độ lập xuân là đàn ong lại lũ lượt kéo nhau về làm tổ trên những vách đá thẳng đứng cao khoảng 20 mét.

Tổ ong khoái to được thu hoạch chỉ để lấy sáp. (Ảnh: Chung Vũ).

Tổ ong khoái to được thu hoạch chỉ để lấy sáp. (Ảnh: Chung Vũ).

 “Có những tổ ong có đường kính to đến 1,5 mét nhưng bà con không lấy mật mà chỉ chờ khi ong bay đi mới lấy sáp ong để làm nguyên liệu vẽ lên trang phục truyền thống. Họ cho rằng, nếu lấy mật thì lập tức đàn ong sẽ bay đi”, anh Cầu cho hay.

Vì ong khoái có lượng mật thơm ngon, có giá trị kinh tế cao nên các hộ dân trong xóm thường xuyên bảo nhau trông coi những tổ ong này, không cho những người lạ hay những thợ rừng từ nơi khác đến lấy.

Theo những người già trong xóm kể thì từ khi còn nhỏ, năm nào cũng đều thấy từng đàn, từng đàn ong khoái về xóm Vài Khao làm tổ.

Khi tổ ong còn lại nguyên sáp thì người dân mới đi thu hoạch. (Ảnh: Chung Vũ).

Khi tổ ong còn lại nguyên sáp thì người dân mới đi thu hoạch. (Ảnh: Chung Vũ).

Hàng chục tổ ong có đường kính rộng cả mét được thu hoạch nằm la liệt dưới đất. (Ảnh: Chung Vũ).

Hàng chục tổ ong có đường kính rộng cả mét được thu hoạch nằm la liệt dưới đất. (Ảnh: Chung Vũ).

Đến tầm tháng 7 âm lịch, khi quan sát thấy ong đã bỏ đi hết, chỉ còn lại những tổ ong khổng lồ treo lủng lẳng trên vách đá là khi bà con trong xóm tổ chức đi lấy sáp ong.

Ngày tổ chức lấy sáp ong sẽ là ngày đẹp được thầy mo chọn. Trước khi lấy, thầy mo sẽ tổ chức lễ cúng thần rừng, thần ong nhằm xin thần linh cho phép người dân lấy sáp ong được an toàn và cầu mong cho sang năm, ong sẽ quay về nhiều hơn.

Công việc lấy sáp ong rất nguy hiểm nên được những người đàn ông khỏe mạnh nhất thực hiện. (Ảnh: Chung Vũ).

Công việc lấy sáp ong rất nguy hiểm nên được những người đàn ông khỏe mạnh nhất thực hiện. (Ảnh: Chung Vũ).

Phụ nữ ở phía dưới thu dọn sáp ong. (Ảnh Chung Vũ).

Phụ nữ ở phía dưới thu dọn sáp ong. (Ảnh Chung Vũ).

Để lấy được sáp người dân làm những chiếc bậc thang từ cây tre, cột chắc chắn bằng dây thừng và dây rừng. Còn một chiếc sào được nối lại với nhau cho dài thêm, ở đầu được gắn một mảnh gỗ dài, dẹt hơi sắc trông như một con dao để chọc xác tổ ong rơi xuống.

Những người đàn ông khỏe mạnh, tỉnh táo trong thôn thường được chọn để trèo lên vách đá chọc xác tổ ong. Các mẹ, các cô, các em gái thường là những người nhặt, lượm toàn bộ phần tổ rơi xuống….

Sáp sau khi lấy về sẽ được xử lý qua các công đoạn. (Ảnh: Chung Vũ).

Sáp sau khi lấy về sẽ được xử lý qua các công đoạn. (Ảnh: Chung Vũ).

Đun cho chảy ra. (Ảnh: Chung Vũ).

Đun cho chảy ra. (Ảnh: Chung Vũ).

Rồi lọc bỏ các tạp chất, chỉ giữ lại những phần tinh khiết, cô đặc rồi đem cắt ra thành các phần bằng nhau, chia cho các hộ trong xóm. (Ảnh: Chung Vũ).

Rồi lọc bỏ các tạp chất, chỉ giữ lại những phần tinh khiết, cô đặc rồi đem cắt ra thành các phần bằng nhau, chia cho các hộ trong xóm. (Ảnh: Chung Vũ).

Có năm, mỗi hộ trong xóm được chia tới 1,4kg sáp ong để dùng trong gia đình. (Ảnh: Chung Vũ).

Có năm, mỗi hộ trong xóm được chia tới 1,4kg sáp ong để dùng trong gia đình. (Ảnh: Chung Vũ).

Cận cảnh việc thu hoạch hàng chục tổ ong khổng lồ trên vách núi ở Cao Bằng - 11

Sáp ong lấy về đề dùng vào việc vẽ các hoa văn trên vải chàm. (Ảnh:Chung Vũ).

Sáp đun phải có độ loãng cần thiết mới in được, nếu loãng quá, khi in hoa văn sẽ bị nhòe. Nếu đặc quá, thì sáp ong không ăn vào vải. (Ảnh: Chung Vũ).

Sáp đun phải có độ loãng cần thiết mới in được, nếu loãng quá, khi in hoa văn sẽ bị nhòe. Nếu đặc quá, thì sáp ong không ăn vào vải. (Ảnh: Chung Vũ).

Sau khi nấu chảy sáp ong, họ sẽ dùng bút vẽ, nhúng vào sáp ong rồi trực tiếp vẽ lên vải hoặc dùng khuôn in. Mỗi họa tiết đều chứa đựng câu chuyện về cuộc sống, có ý nghĩa sâu xa.

Từ những tổ ong khổng lồ, người Dao Tiền nơi đây đã tạo ra những sản phẩm “độc nhất vô nhị”, có giá trị kinh tế và văn hóa khó có nơi nào có được.

Nguồn: [Link nguồn]

Mật ong hoa sâm giá tiền triệu gây sốt, thợ săn ong rừng 10 năm tiết lộ sự thật

Được quảng cáo là loại sản phẩm hiếm có khó tìm chỉ có ở Tây Nguyên, mật ong hoa sâm đang gây sốt trên thị trường...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Hồng Cảnh - Cầu Phùng ([Tên nguồn])
Đắt - Độc - Lạ Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN