Cảnh sát giao thông có được khám người, khám xe khi tham gia giao thông?

Dự thảo Luật Trật tự an toàn giao thông đường bộ do Bộ Công an soạn thảo có quy định Cảnh sát giao thông được khám người, khám xe?

Dự thảo Luật Trật tự an toàn giao thông đường bộ do Bộ Công an soạn thảo hiện vẫn đang nhận được nhiều sự quan tâm của chuyên gia và người dân.

Điều 64 của Dự thảo quy định về hoạt động tuần tra, kiểm soát về trật tự, an toàn giao thông đường bộ.

Trong đó, hoạt động tuần tra, kiểm soát bao gồm: Bố trí lực lượng, phương tiện thực hiện nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát; Kiểm tra, kiểm soát người, phương tiện tham gia giao thông đường bộ; Phát hiện, ngăn chặn và xử lý vi phạm pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ và vi phạm pháp luật khác.

Hình thức tuần tra, kiểm soát bao gồm: Tổ chức lực lượng trực tiếp tuần tra, kiểm soát trên tuyến giao thông đường bộ; Kiểm soát thông qua hệ thống giám sát bảo đảm an ninh, trật tự, xử lý vi phạm trật tự, an toàn giao thông đường bộ; phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ; thiết bị thông minh hỗ trợ chỉ huy giao thông.

Cảnh sát giao thông đường khám người, khám xe khi tham gia giao thông? Ảnh: PLO

Cảnh sát giao thông đường khám người, khám xe khi tham gia giao thông? Ảnh: PLO

Lực lượng thực hiện tuần tra, kiểm soát bao gồm: Lực lượng Cảnh sát giao thông; Lực lượng, đơn vị khác trong Công an nhân dân được huy động tham gia phối hợp với Cảnh sát giao thông thực hiện tuần tra, kiểm soát trong trường hợp cần thiết trên cơ sở nhiệm vụ, quyền hạn của lực lượng được huy động theo quy định của pháp luật, quyết định của cấp có thẩm quyền và phù hợp với thực tế nhiệm vụ.

Về nhiệm vụ của Cảnh sát giao thông khi thực hiện tuần tra, kiểm soát được nêu trong Dự thảo bao gồm: Quan sát, nắm tình hình người, phương tiện tham gia giao thông đường bộ; tình hình trật tự, an toàn giao thông đường bộ, an ninh, trật tự trên tuyến giao thông đường bộ; Thực hiện các nội dung quy định tại điểm b và điểm c khoản 1 Điều này;

Hướng dẫn, tuyên truyền, vận động người tham gia giao thông chấp hành pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ; Giúp đỡ, hỗ trợ người, phương tiện tham gia giao thông đường bộ khi cần thiết;

Điều khiển giao thông; Điều tra, giải quyết tai nạn giao thông theo quy định của pháp luật; Đấu tranh phòng, chống tội phạm hoạt động trên tuyến giao thông đường bộ, bảo đảm an ninh, trật tự theo quy định của pháp luật; tham gia phòng, chống khủng bố, biểu tình gây rối, dịch bệnh, thiên tai, hỏa hoạn, cứu nạn, cứu hộ;

Phát hiện những sơ hở, thiếu sót, bất cập trong quản lý nhà nước về giao thông đường bộ, tổ chức giao thông đường bộ, nguyên nhân dẫn đến mất trật tự, an toàn giao thông đường bộ, thông báo cơ quan chức năng hoặc báo cáo cấp có thẩm quyền kiến nghị với cơ quan chức năng có biện pháp khắc phục; Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của Luật Công an nhân dân và quy định khác của pháp luật có liên quan.

Điều 64 của Dự thảo cũng quy định về quyền hạn của Cảnh sát giao thông khi thực hiện tuần tra kiểm soát, bao gồm:

Dừng phương tiện tham gia giao thông theo quy định tại Điều 65 của Luật này để kiểm tra việc chấp hành các quy định về quy tắc giao thông đường bộ; điều kiện của phương tiện tham gia giao thông đường bộ; điều kiện của người điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ; các quy định về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan;

Xử phạt vi phạm hành chính về trật tự, an toàn giao thông đường bộ và vi phạm pháp luật khác theo quy định của pháp luật;

Huy động người, phương tiện, thiết bị dân sự trong trường hợp cấp bách; di chuyển phương tiện vi phạm dừng, đỗ trên đường bộ gây cản trở, ùn tắc giao thông hoặc nguy cơ dẫn đến tai nạn giao thông theo quy định tại Điều 67, Điều 68 Luật này;

Sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ, thiết bị thông minh hỗ trợ chỉ huy giao thông, hệ thống giám sát bảo đảm an ninh, trật tự, xử lý vi phạm trật tự, an toàn giao thông đường bộ, hệ thống kiểm soát tải trọng, khổ giới hạn xe trên đường bộ, vũ khí, công cụ hỗ trợ theo quy định tại Điều 69 và Điều 70 Luật này;

Các quyền hạn khác theo quy định của Luật Công an nhân dân và quy định khác của pháp luật có liên quan.

Đề xuất Cảnh sát giao thông được khám người, khám xe

Vừa qua tại Hội thảo góp ý hai Dự thảo Luật Đường bộ do Bộ GTVT soạn thảo và Luật Trật tự an toàn giao thông đường bộ do Đoàn Đại biểu Quốc hội TP.HCM tổ chức, Đại tá, PGS-TS Trần Thảo, Trường Trường Đại học Cảnh sát nhân dân đề xuất bổ sung vào khoản 5 Điều 64 quyền hạn của Cảnh sát giao thông.

Cụ thể là đề xuất Cảnh sát giao thông được khám người, phương tiện vi phạm trật tự an toàn giao thông trong trường hợp cấp bách cho phù hợp với quy định tại điều 127, 128 luật xử lý vi phạm hành chính 2020.

Nguồn: [Link nguồn]

Để hiểu rõ quy định CSGT được trích lại 70% tiền xử phạt, Luật sư Trần Văn Giới có bài phân tích dưới đây. 

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo THY NHUNG ([Tên nguồn])
Hỏi - Đáp Luật Giao thông Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN