Đề xuất bốn trường hợp bắt buộc người lái xe phải tắt đèn pha, bật đèn chiếu gần

XEM THÊM CÁC KỲ
1 2 3 4 547Kỳ mới nhất

(PLO)- Bộ Công an đề xuất mới các trường hợp phải tắt đèn pha, bật đèn chiếu gần, thêm trường hợp giấy phép lái xe không có hiệu lực và một số điểm mới khác.

Dự thảo Luật trật tự an toàn giao thông đường bộ được Bộ Công an đang lấy ý kiến có nhiều đề xuất mới. Một trong các điểm mới là các trường hợp tắt đèn pha, bật đèn chiếu gần theo quy định; thêm trường hợp giấy phép lái xe không có hiệu lực và một số điểm mới khác.

Đề xuất 4 trường hợp phải tắt đèn pha, bật đèn chiếu gần

Theo dự thảo, đề xuất quy định về sử dụng đèn xe như sau:

Người lái xe, người điều khiển xe máy chuyên dùng tham gia giao thông trong thời gian từ 19 giờ ngày hôm trước đến 5 giờ ngày hôm sau hoặc khi có sương mù, khói, bụi, trời mưa, thời tiết xấu làm hạn chế tầm nhìn phải bật sáng những đèn sau: Đèn chiếu sáng phía trước là đèn chiếu xa hoặc đèn chiếu gần; Đèn soi biển số sau; Đèn vị trí được trang bị theo thiết kế của nhà sản xuất.

Người lái xe, người điều khiển xe máy chuyên dùng phải tắt đèn chiếu xa, bật đèn chiếu gần trong các trường hợp sau đây: Khi gặp người đi bộ qua đường; Khi đi trên các đoạn đường qua khu dân cư có bố trí hệ thống chiếu sáng và đang hoạt động; Khi gặp xe đi ngược chiều; Khi chuyển hướng xe tại nơi đường giao nhau.

Người lái xe, người điều khiển xe máy chuyên dùng khi thực hiện công việc trên đường bộ phải bật sáng đèn cảnh báo màu vàng.

Bộ Công an đề xuất nhiều điểm mới trong Dự thảo Luật Trật tự an toàn giao thông đường bộ. Ảnh: PLO

Bộ Công an đề xuất nhiều điểm mới trong Dự thảo Luật Trật tự an toàn giao thông đường bộ. Ảnh: PLO

Đề xuất cụ thể các trường hợp giấy phép lái xe không có hiệu lực

Theo Khoản 5 Điều 39 của Dự thảo thì giấy phép lái xe không có hiệu lực trong các trường hợp: Giấy phép lái xe đang trong thời gian áp dụng hình thức xử phạt tước quyền sử dụng; Giấy phép lái xe hết thời hạn sử dụng; Giấy phép lái xe có Quyết định thu hồi theo quy định tại khoản 4 Điều 43 của Dự thảo.

4 trường hợp CSGT dừng xe theo Dự thảo Luật mới

Theo Điều 55 của Dự thảo cũng quy định CSGT được dừng phương tiện tham gia giao thông đường bộ để kiểm soát thuộc một trong các trường hợp sau đây: Khi phát hiện hành vi vi phạm pháp luật hoặc có căn cứ xác định có hành vi vi phạm pháp luật.

Những hành vi vi phạm pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ mà buộc phải dừng phương tiện để kiểm soát trực tiếp mới phát hiện được.

Có văn bản đề nghị của cơ quan có thẩm quyền về việc dừng phương tiện để kiểm soát phục vụ bảo đảm an ninh, trật tự; phòng, chống thiên tai, hỏa hoạn; cứu nạn, cứu hộ; phòng, chống dịch bệnh.

Có tin báo, tố giác, phản ánh, kiến nghị của tổ chức, cá nhân về tội phạm, hành vi vi phạm pháp luật.

So với hiện hành, những trường hợp CSGT được dừng xe có nhiều điểm mới như việc dừng xe để phòng, chống thiên tai, hỏa hoạn; cứu nạn, cứu hộ; phòng, chống dịch bệnh; có “tố giác” về tội phạm, hành vi vi phạm pháp luật;…

Một số đề xuất quan trọng khác

Dự thảo cũng đề xuất một số quy định mới khác như quy định trẻ em dưới 10 tuổi hoặc chiều cao dưới 1,35 mét được chở trên xe ô tô con không được ngồi cùng hàng ghế của người lái xe khi tham gia giao thông đường bộ; trẻ em dưới 4 tuổi phải được chở bằng ghế thiết kế dành cho trẻ em (trừ xe ô tô kinh doanh vận tải hành khách theo quy định của pháp luật đường bộ). Người lái xe có trách nhiệm kiểm tra, hướng dẫn việc thắt dây an toàn cho trẻ em.

Tại nơi có vạch kẻ đường hoặc báo hiệu khác dành cho người đi bộ, người điều khiển phương tiện phải quan sát, giảm tốc độ hoặc dừng lại nhường đường cho người đi bộ, xe lăn của người khuyết tật qua đường. Tại nơi không có vạch kẻ đường cho người đi bộ, người điều khiển phương tiện phải quan sát, nếu thấy người đi bộ, xe lăn của người khuyết tật đang qua đường hoặc có tín hiệu qua đường thì phải giảm tốc độ hoặc dừng lại nhường đường cho người đi bộ, xe lăn của người khuyết tật qua đường.

Dự thảo bổ sung hai quy định về sử dụng làn đường: Trên làn đường dành riêng cho một loại phương tiện, người điều khiển loại phương tiện khác không được đi vào làn đường đó. Nơi có làn đường dành cho xe ưu tiên, chỉ xe ưu tiên mới được đi vào làn đường ưu tiên.

Trên đường hai chiều có từ hai làn xe cơ giới trở lên trên một chiều xe chạy, phương tiện tham gia giao thông của chiều này không được đi vào làn đường của chiều ngược lại.

XEM THÊM CÁC KỲ
1 2 3 4 547Kỳ mới nhất

Nguồn: [Link nguồn]

Tranh cãi việc bật đèn xe máy cả ngày

Nắng nóng, những ánh đèn soi thẳng vào mặt hoặc gương chiếu hậu gây không ít khó chịu cho người đi đường.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo THY NHUNG ([Tên nguồn])
Hỏi - Đáp Luật Giao thông Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN