Đến lượt hàng loạt thông tin sang nhượng từ chuỗi cửa hàng “mì ăn liền”

Sự kiện: Kinh tế toàn cảnh

Theo trào lưu, hàng loạt chuỗi cửa hàng trà sữa, trà tranh, sữa chua, rầm rộ khai trương, mọc lên như nấm sau mưa và… cũng đang phải chịu cảnh "sớm nở tối tàn".

Giống như mỳ cay nhiều cấp độ, trà sữa, trà chanh, sữa chua,… đang phải chịu cảnh "sớm nở tối tàn". Đặc biệt, từ khi dịch COVID-19 xuất hiện, hàng loạt cửa hàng kéo nhau khai tử vì vắng khách.

Mọc lên "như nấm sau mưa, giờ đây hàng loạt cửa hàng trà chanh kéo nhau khai tử vì vắng khách

Mọc lên "như nấm sau mưa, giờ đây hàng loạt cửa hàng trà chanh kéo nhau khai tử vì vắng khách

Thời gian qua, các cửa hàng, tạo thành chuỗi như mỳ cay hay trà sữa đua nhau mở ra. Những kiểu dịch vụ kinh doanh theo trend này nhanh chóng nở rộ như "nấm sau mưa" và tạo thành làn sóng. Thế nhưng, cơn hiếu kỳ của trà sữa, trà chanh, sữa chua, liệu có xẹp rất nhanh theo cơn sốt như chuỗi mỳ cay đã từng xảy ra?

Sau hơn 8 tháng kinh doanh không hiệu quả, anh Sơn (Thanh Xuân, Hà Nội) đăng thông báo sang nhượng quán trà chanh trên khu phố Ngụy Như Kon Tum. Quán đang hoạt động diện tích 30m2 với mức giá thuê mặt bằng 15 triệu đồng/tháng.

Theo anh Sơn, thời điểm mở quán, trà chanh đang là đồ uống hot của Hà Nội, thu hút đông đảo giới trẻ. Nghe giới thiệu, chỉ cần đầu tư 300 triệu đồng là có thể thu hồi vốn trong vòng 6 tháng, nên anh Long mạnh dạn đầu tư.

Tuy nhiên, khi quán đi vào hoạt động lại khá vắng khách do bắt đầu vào đông. Sau tết thì dịch Covid-19 diễn ra, học sinh và sinh viên nghỉ dịch triền miên. Anh Sơn cho biết, quán phục vụ chính là sinh viên, học sinh nên khi nghỉ Tết rồi lại nghỉ dịch đã bị ảnh hưởng rất nhiều. Khi các trường mở cửa trở lại, doanh thu cũng không tăng đáng kể.

“Chi phí mặt bằng, điện nước, nhân viên pha chế, phục vụ… tới hàng triệu mỗi ngày. Chưa kể nhiều loại đồ uống khác hiện cũng đã cạnh tranh rất mạnh.

Giờ đang mùa hè, doanh thu tạm ổn nhưng cửa hàng vẫn chưa thể thu lại được tiền gốc đầu tư ban đầu. Giữa tháng 8 tới sẽ hết hợp đồng thuê mặt bằng, tôi quyết định sang nhượng lại cửa hàng, chấp nhận lỗ hàng trăm triệu” – anh Sơn chia sẻ.

Dù đang giữa mùa hè, nhưng những ngày gần đây, trên các group cho thuê cửa hàng cũng có hàng loạt thông tin đăng “sang nhượng cửa hàng trà sữa, trà chanh”…

Rất nhiều hông tin sang nhượng cửa hàng trà chanh, sữa chua

Rất nhiều hông tin sang nhượng cửa hàng trà chanh, sữa chua

"Thà bỏ quán không làm nữa còn hơn duy trì không bán được, kiểu bỏ của chạy lấy người ấy", chị Trương Thị Tú, chủ cửa hàng trà sữa tại quận Cầu Giấy nói.

Chị Tú cho biết, giá thuê một mặt bằng khoảng 50 m2 xung quanh quận Cầu Giấy ở mức 15- 25 triệu/tháng. Chị Nga tính toán trung bình 60.000 đồng/ly với mức giá đó là quá cao so với người dân bây giờ đang phải thắt chặt chi tiêu, nên việc ế khách và đóng quán là điều sẽ xảy ra.

Nhiều chủ cửa hàng thừa nhận thà bỏ quán không làm nữa còn hơn duy trì không bán được

Nhiều chủ cửa hàng thừa nhận thà bỏ quán không làm nữa còn hơn duy trì không bán được

Trong bối cảnh khai tử nhiều cửa hàng trà sữa như hiện nay, vẫn có những quán trà sữa dù không hoành tráng, sang chảnh nhưng khách vẫn xếp hàng nườm nượp.

"Bên em sau dịch là thay đổi toàn bộ menu, chiến lược bọn em đưa ra là chỉ bán giá tầm trung từ 25.000 - 30.000/cốc. Sinh viên đều có thể mua được mà trà lại nhiều vị", chị Phạm Thảo Anh – chủ một cửa hàng trà sữa trên đường Thái Thịnh nói.

Khi thị trường trà sữa phát triển, tất nhiên người tiêu dùng sẽ có nhiều lựa chọn. Đồng nghĩa với việc, cuộc cạnh tranh giữa các thương hiệu là rất lớn. Cũng giống như mỳ cay nhiều cấp độ, trà sữa cũng theo trào lưu mọc lên như nấm sau mưa và cũng đang phải chịu cảnh "sớm nở tối tàn".

Chưa kể, từ tháng 2/2020, do ảnh hưởng của dịch Covid-19, nhiều cửa hàng “mỏng vốn” không đủ sức cầm cự, buộc phải đóng cửa.

Lý giải về sự ra đi nhanh chóng của nhiều cửa hàng trà chanh, anh Duy K., một chuyên gia trong ngành cho rằng, cái gì lớn càng nhanh thì sẽ chết càng nhanh. Theo anh K., trà chanh, trà sữa là mô hình kinh doanh dễ sao chép, các thương hiệu na ná như nhau và không có nét đặc trưng.

“Cái gì không có giá trị cốt lõi thì sẽ khó bền vững, nếu theo xu hướng thì bạn phải chạy thật nhanh và buông thật nhanh”, anh nói. Để một cửa hàng thành công cần phải làm cái mà những người khác nhìn thấy mà không thể sao chép được.

Rõ ràng sân chơi theo kinh doanh theo kiểu "mỳ ăn liền" ngày một khắc nghiệt và chỉ những doanh nghiệp nào luôn có hướng đi mới và phù hợp với thực tế sẽ tồn tại.

Nguồn: [Link nguồn]

Khách nườm nượp, doanh thu vài triệu/ngày, quán trà chanh hốt bạc

Sau chuỗi ngày “cửa đóng then cài” bởi ảnh hưởng của dịch Covid-19, những tiệm trà chanh tại Hà Nội đang tấp nập...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Quỳnh Chi ([Tên nguồn])
Kinh tế toàn cảnh Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN