Vẻ đẹp lung linh như tranh của phố đi bộ đầu tiên tại Bình Dương lúc về đêm

Sự kiện: 24h vạn dặm

Với chiều dài gần 1km và tổng vốn đầu tư hơn 650 tỷ đồng, phố đi bộ đầu tiên tại tỉnh Bình Dương hoàn thành đưa vào sử dụng sau 5 năm xây dựng.

Địa điểm này được người dân địa phương quen gọi là bến Bạch Đằng Bình Dương - nơi tuyến phà đang hoạt động để vận chuyển người qua lại giữa Bình Dương và huyện Củ Chi (TPHCM).

Với chiều dài gần 1km, phố đi bộ đầu tiên ở Bình Dương nằm bên bờ sông Sài Gòn thuộc phường Phú Cường (TP Thủ Dầu Một), nối từ chợ Thủ Dầu Một đến cầu Phú Cường. Mặt nước sông trong xanh, kèm ánh đèn đủ sắc tạo nên một khung cảnh đẹp như tranh vẽ lúc về đêm.

Dự án phố đi bộ Bạch Đằng được UBND tỉnh Bình Dương phê duyệt từ giữa năm 2011. Đến tháng 8/2017 dự án được khởi công xây dựng.

Dự án phố đi bộ Bạch Đằng được UBND tỉnh Bình Dương phê duyệt từ giữa năm 2011. Đến tháng 8/2017 dự án được khởi công xây dựng.

Dự án có tổng chiều dài 970m, gồm một tuyến chính và hai tuyến nhánh với tổng diện tích sử dụng đất gần 40.000 m2. Số tiền đầu tư cho dự án khoảng 650 tỷ đồng trích từ ngân sách, trong đó chi phí xây dựng khoảng 434 tỷ đồng, còn lại là chi phí đền bù, giải phóng mặt bằng.

Dự án có tổng chiều dài 970m, gồm một tuyến chính và hai tuyến nhánh với tổng diện tích sử dụng đất gần 40.000 m2. Số tiền đầu tư cho dự án khoảng 650 tỷ đồng trích từ ngân sách, trong đó chi phí xây dựng khoảng 434 tỷ đồng, còn lại là chi phí đền bù, giải phóng mặt bằng.

Đoạn đường này nối từ giao lộ Bạch Đằng - Ngô Quyền (phường Phú Cường) chạy dọc sông Sài Gòn qua gầm cầu Phú Cường và kết thúc tại giao lộ Huỳnh Văn Cù - Nguyễn Văn Cừ (phường Chánh Mỹ).

Đoạn đường này nối từ giao lộ Bạch Đằng - Ngô Quyền (phường Phú Cường) chạy dọc sông Sài Gòn qua gầm cầu Phú Cường và kết thúc tại giao lộ Huỳnh Văn Cù - Nguyễn Văn Cừ (phường Chánh Mỹ).

Công trình có mặt đường mỗi bên rộng 7,5m thảm nhựa, dải phân cách rộng 1,5m, hành lang mỗi bên rộng 4m, có công viên đi bộ chạy dọc bờ sông Sài Gòn. Công viên gồm nhiều cây xanh, hạng mục tiểu cảnh, có hệ thống thoát nước, đèn chiếu sáng và đèn trang trí hiện đại.

Công trình có mặt đường mỗi bên rộng 7,5m thảm nhựa, dải phân cách rộng 1,5m, hành lang mỗi bên rộng 4m, có công viên đi bộ chạy dọc bờ sông Sài Gòn. Công viên gồm nhiều cây xanh, hạng mục tiểu cảnh, có hệ thống thoát nước, đèn chiếu sáng và đèn trang trí hiện đại.

Theo lãnh đạo thành phố Thủ Dầu Một, kế hoạch ban đầu, công trình sẽ hoàn thành, đưa vào sử dụng từ cuối năm 2020. Tuy nhiên do dịch bệnh COVID-19 và vướng khâu giải phóng mặt bằng nên đến nay dự án mới hoàn thành. Đầu tháng 9 vừa qua, UBND thành phố Thủ Dầu Một đã tổ chức lễ khánh thành, đưa công trình vào sử dụng. Những ngày qua, người dân địa phương đến phố đi bộ đầu tiên của Bình Dương tham quan, vui chơi rất đông, nhất là giới trẻ.

Theo lãnh đạo thành phố Thủ Dầu Một, kế hoạch ban đầu, công trình sẽ hoàn thành, đưa vào sử dụng từ cuối năm 2020. Tuy nhiên do dịch bệnh COVID-19 và vướng khâu giải phóng mặt bằng nên đến nay dự án mới hoàn thành. Đầu tháng 9 vừa qua, UBND thành phố Thủ Dầu Một đã tổ chức lễ khánh thành, đưa công trình vào sử dụng. Những ngày qua, người dân địa phương đến phố đi bộ đầu tiên của Bình Dương tham quan, vui chơi rất đông, nhất là giới trẻ.

Công trình đưa vào sử dụng kết nối với đường Bạch Đằng, tạo nên trục cảnh quan dọc bờ sông Sài Gòn, trải dài từ bến đò Bạch Đằng đến cầu Phú Cường. Ngoài thắng cảnh hữu tình để người dân ngắm sông, đi bộ vui chơi ban đêm, dự án có đường kết nối cải thiện giao thông, giảm tải đường Huỳnh Văn Cù. Đây là phố đi bộ đầu tiên tại Bình Dương, tương tự bến Bạch Đằng ở TPHCM.

Công trình đưa vào sử dụng kết nối với đường Bạch Đằng, tạo nên trục cảnh quan dọc bờ sông Sài Gòn, trải dài từ bến đò Bạch Đằng đến cầu Phú Cường. Ngoài thắng cảnh hữu tình để người dân ngắm sông, đi bộ vui chơi ban đêm, dự án có đường kết nối cải thiện giao thông, giảm tải đường Huỳnh Văn Cù. Đây là phố đi bộ đầu tiên tại Bình Dương, tương tự bến Bạch Đằng ở TPHCM.

Phố đi bộ Bạch Đằng gồm các phân khu như: Khu văn hóa, văn nghệ, vui chơi, giải trí; khu bán hàng tổng hợp; khu ẩm thực, ăn uống, hàng lưu niệm, hàng thủ công mỹ nghệ... Nơi này dần dần phát triển các loại hình dịch vụ, du lịch văn hóa gắn với đất Thủ Dầu Một giàu truyền thống.

Phố đi bộ Bạch Đằng gồm các phân khu như: Khu văn hóa, văn nghệ, vui chơi, giải trí; khu bán hàng tổng hợp; khu ẩm thực, ăn uống, hàng lưu niệm, hàng thủ công mỹ nghệ... Nơi này dần dần phát triển các loại hình dịch vụ, du lịch văn hóa gắn với đất Thủ Dầu Một giàu truyền thống.

Ngoài phố đi bộ ven sông Sài Gòn tỉnh Bình Dương đang khảo sát để thực hiện tuyến đường đoạn từ thành phố Thủ Dầu Một đến thành phố Thuận An dài 3km.

Ngoài phố đi bộ ven sông Sài Gòn tỉnh Bình Dương đang khảo sát để thực hiện tuyến đường đoạn từ thành phố Thủ Dầu Một đến thành phố Thuận An dài 3km.

Nguồn: [Link nguồn]

Ngắm phố đi bộ đầu tiên tại Bình Dương trước ”giờ G”

Chợ đêm và phố đi bộ Bạch Đằng sẽ chính thức đi vào hoạt động. Công trình được kỳ vọng sẽ tạo điểm nhấn cảnh quan cho TP Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Hương Chi - Minh Tâm ([Tên nguồn])
24h vạn dặm Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN