Snowden một lần nữa xin tị nạn ở Nga

Ngày 11/7, cựu nhân viên tình báo trung ương Mỹ Edvard Snowden gửi thư điện tử mời đại diện một số tổ chức nhân quyền, luật sư, đại diện Duma Quốc gia Nga đến gặp tại vùng quá cảnh thuộc sân bay Sheremetievo vào lúc 17 giờ ngày 12/7/2013 (giờ Moscow).

Ngày 12/7, từ sau 14 giờ, hơn 200 đại diện truyền thông có mặt tại terminal F của sân bay. Tuy nhiên, đây là cuộc gặp kín, diễn ra ở terminal E và chỉ có 13 người tham dự. Cuộc gặp bắt đầu lúc 17 giờ 6 phút, kết thúc vào 17 giờ 45 phút.

Sau cuộc gặp, nghị sĩ Duma Vicheslav Nikonov thông báo Snowden “không có mảnh giấy tờ nào”, đã chính thức thỉnh cầu chính phủ Liên bang Nga cho phép tị nạn chính trị, đồng thời từ bỏ ý định gây thiệt hại cho Mỹ.

Ông Vicheslav Nikonov nói: “Snowden nói rằng cảm thấy gặp nguy hiểm” và “Snowden chấp thuận yêu cầu của tất cả các quốc gia cho phép tị nạn chính trị”.

Đối với điều kiện của Tổng thống Nga về việc phải chấm dứt hoạt động chống Mỹ mới được tị nạn, Snowden nói: “Tôi thực hiện điều kiện ấy không khó” và “Tôi đã nói tất cả những gì tôi biết và trong tương lai tôi sẽ không gây thiệt hại cho Mỹ”.

Snowden một lần nữa xin tị nạn ở Nga - 1

Ảnh Edvard Snowden cùng với những người bảo vệ luật pháp Nga xuất hiện trên internet vào lúc 17 giờ 30 phút ngày 12/7. Đây là bằng chứng đầu tiên cho thấy cho đến nay Snowden quả thực vẫn ở Moscow.

Trưởng đại diện của Tổ chức Ân xá Quốc tế tại Moscow, ông Sergey Nikitin cho biết “Snowden không loại trừ việc đến một trong những nước Mỹ Latinh, nhưng anh ta sẽ xin tỵ nạn tạm thời ở Nga. Vì thế Snowden sẵn sàng chấm dứt hoạt động của mình”.

Theo ông Mikhail Fedotov, Chủ tịch Hội đồng Phát triển xã hội công dân và nhân quyền thuộc Tổng thống Liên bang, ban lãnh đạo Cao ủy Liên Hợp quốc về vấn đề người tị nạn cần làm việc với cựu nhân viên CIA Edvard Snowden.

Đại diện Nga về quyền con người, ông Vladimir Lukin phát biểu: “Anh ta có thể yêu cầu Nga làm chứng từ cho người tị nạn, sau đó có thể yêu cầu Cao ủy Liên Hợp quốc về vấn đề người tỵ nạn cấp quy chế quốc tế cho người tỵ nạn và giấy tờ đi đường để đến một nước tiếp nhận tị nạn”.

Ông Sergey Naruishkin, người phát ngôn của Duma lưu ý rằng ở nước Mỹ, nơi đòi giao trả Snowden, “nguy cơ áp dụng hình thức trừng phạt kiểu tử hình cho Snowden rất lớn. Chúng ta không có quyền để điều này xảy ra”. Ông kết luận “Nga cần cho phép Snowden tỵ nạn chính trị hoặc tỵ nạn tạm thời”.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Ngọc Nga ([Tên nguồn])
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN